Hình thành định hướng và chính sách mới trong thu hút FDI
Sáng 17/10, tại Hà Nội, Tạp chí nhà đầu tư nước ngoài - Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Tọa đàm trực tuyến định hướng thu hút FDI trong thời gian tới nhằm đánh giá, thảo luận về tác động và mối quan hệ liên kết giữa khu vực doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước trong những năm qua. Đồng thời, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để tăng cường và nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa hai khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí nhà đầu tư cho biết, sau 30 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (tháng 12/1987), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phân cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, thực tế cũng cho thấy FDI đang bộc lộ những mặt hạn chế, thậm chí tiêu cực như: tình trạng gây ô nhiễm môi trường, chuyển giá, sử dụng công nghệ lạc hậu của một số dự án…
Tính lũy kế đến ngày 20/9/2017, trên phạm vi cả nước có 24.200 dự án FDI đang hoạt động và tổng vốn đăng ký trên 310 tỷ USD; trong đó, vốn thực hiện đạt trên 167 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký. Đánh giá về tình hình thu hút FDI trong 30 năm qua, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, từ năm 1991 đến nay khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài trở thành động lực tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội. Trong giai đoạn 1991 - 2017, nước ta đã thu hút được 161,959 tỷ USD vốn FDI. Tính bình quân mỗi năm giai đoạn 1991 - 2000 đạt 1,95 tỷ USD; trong 10 năm tiếp theo đạt 5,85 tỷ USD, 7 năm gần đây là 12 tỷ USD, bằng 6,1 lần của giai đoạn 1991 - 2000 và 2,09 lần của giai đoạn 2001 - 2010.Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2016, có thêm nhiều dự án quy mô lớn với vốn đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên đã giúp Việt Nam trở thành "cứ điểm" sản xuất một số sản phẩm công nghệ cao của thế giới như: smartphone, mobiphone, máy tính bảng, công nghệ thông tin...
Cùng nhận định về thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Quang, Cục Phó Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, trong những năm đầu thu hút FDI, mục tiêu của Việt Nam là thu hút bổ sung nguồn vốn và giải quyết công ăn việc làm.Tuy nhiên, đến năm 2016, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 50% giá trị sản lượng công nghiệp; trong đó dầu khí, điện tử, smartphone, mobiphone, linh kiện điện tử, thức ăn gia súc, đồ uống… có tỷ trọng cao hơn nhiều.
Chiếm trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu với mặt hàng chủ lực là hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao, xuất siêu khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của khu vực này, bù đắp được nhập siêu của doanh nghiệp trong nước và tạo ra xuất siêu gần 3 tỷ USD, đóng góp khoảng 20% thu nội địa và 20% GDP.
“Đây là con số chứng minh cho kết quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn bộc lộ một số những mặt còn hạn chế”, ông Nguyễn Xuân Quang nhấn mạnh. Để đẩy mạnh thu hút FDI trong thời gian tới, GS. TSKH Nguyễn Mại cho rằng, cần điều chỉnh chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư theo hướng gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng kinh tế, từng địa phương.Đối với các thành phố đã phát triển như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới để các địa phương này thực sự là đầu tàu kinh tế của cả nước; kiên quyết không lựa chọn dự án FDI tham dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính...
Cục Phó Cục Đầu tư nước ngoài Nguyễn Xuân Quang cũng nhấn mạnh đến 4 yếu tố cần định hình để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Đó là phát triển bền vững phải dựa trên cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường; khu vực kinh tế tư nhân cần phát triển vượt bậc; thu hút FDI chú trọng đến chất lượng, chọn lọc và cần tận dụng những cơ hội, lợi thế của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần coi trọng chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước; phát triển công nghiệp hổ trợ; tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.../.Tin liên quan
-
Bất động sản
FDI vào bất động sản sẽ vẫn hấp dẫn?
13:22' - 03/10/2017
Cả nước có 24.199 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 310,19 tỷ USD. Trong số đó, FDI vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 51,1 tỷ USD, chiếm 16,5%.
-
Doanh nghiệp
FDI tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm
20:15' - 26/09/2017
Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 9 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 25,4 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai thu hút vốn FDI 9 tháng gần đạt kế hoạch cả năm
19:06' - 26/09/2017
Với 139 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) “rót” vốn vào Đồng Nai trong những tháng vừa qua đã giúp địa phương này gần đạt kế hoạch thu hút FDI cả năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI
11:28' - 31/08/2017
Sáng 31/8, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban với các sở, ngành, địa phương để đánh giá kết quả những tháng đầu năm và bàn phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến kinh doanh tại Nga
07:47'
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng các doanh nghiệp Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại thị trường Nga, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga khẳng định: "Chắc chắn là có".
-
Doanh nghiệp
Samsung điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu
07:46'
Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc có khả năng phải điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu do các mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh điện thoại của hãng.
-
Doanh nghiệp
Foxconn đạt doanh thu kỷ lục trong quý I/2025
07:30' - 06/04/2025
Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố doanh thu quý I cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh đối với các sản phẩm liên quan đến AI.
-
Doanh nghiệp
Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục
20:50' - 05/04/2025
Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
VinFast Energy và Điện Nghi Sơn 2 vận hành dự án điện mặt trời tích hợp pin lưu trữ
12:03' - 05/04/2025
Công ty VinFast Energy và Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (NS2PC), Công ty Asia Networks Energy vừa chính thức đưa vào vận hành dự án điện mặt trời mái nhà kết hợp pin lưu trữ năng lượng (BESS).
-
Doanh nghiệp
Huawei sụt giảm mạnh lợi nhuận trong năm 2024
09:45' - 05/04/2025
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc cho biết tập đoàn này đã sụt giảm mạnh lợi nhuận trong năm ngoái với mức giảm lên tới 28%, do đối mặt với bất ổn kinh tế quốc tế và tiêu thụ trong nước giảm.
-
Doanh nghiệp
Vinataba tái cơ cấu mạnh mẽ tổ chức
20:38' - 04/04/2025
Giai đoạn 2014-2025, cùng với việc tái cơ cấu mạnh mẽ tổ chức, Tổng công ty đã thực hiện đồng loạt các giải pháp tái cấu trúc hệ thống quản trị doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Cước vận tải hàng không tăng vọt do làn sóng nhập hàng trước thềm thuế quan Mỹ
17:31' - 04/04/2025
Từ các hãng dược phẩm đến nhà sản xuất phần cứng công nghệ, đã phải trả thêm chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc vào Mỹ so với bốn tuần trước.
-
Doanh nghiệp
UOB Việt Nam rót vốn xanh vào một doanh nghiệp thủy sản
17:15' - 04/04/2025
Việc chuyển đổi mô hình sản xuất cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn, do đó các khoản tài trợ thương mại xanh có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp.