Hòa Phát tự tin có “vũ khí” để sản xuất container
Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã đăng tải thông tin tuyển dụng nhân sự cho Dự án sản xuất vỏ container. Theo lãnh đạo tập đoàn này, đơn vị dự định sản xuất vỏ container công suất 500.000 TEU/năm. Dự kiến có thể cung cấp ra thị trường thương hiệu container của Hòa Phát vào đầu quý II năm sau.
“Chúng tôi đánh giá nhu cầu container trên thế giới ngày càng lớn do hoạt động thương mại điện tử, xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ. Ở Hòa Phát, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều thứ và đủ tự tin có “vũ khí” để đảm bảo dự án sản xuất container có thể thành công, cạnh tranh sòng phẳng với ông lớn trong làng container thế giới là Trung Quốc", ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cho hay, trước mắt, Hòa Phát sẽ làm nhà máy ở khu vực phía Nam, cụ thể là tỉnh Bình Dương hoặc Đồng Nai, rất gần với cảng Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải. Hiện tập đoàn đang trong giai đoạn tuyển dụng nhân sự và làm việc liên quan đến đất đai tại các địa phương, còn rất nhiều việc cần thực hiện để triển khai dự án...
Hiện Hòa Phát đang nhanh chóng tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm để có thể bắt tay ngay vào xây dựng nhà máy. Sắt thép hiện chiếm 55% giá thành sản xuất container, mà lại là loại thép SPA-H đặc chủng, kháng tự nhiên, kháng thời tiết. Giá thép đặc chủng làm container rất đắt, doanh nghiệp mà đi nhập loại thép đặc chủng này về sản xuất container thì chắc chắn thua.
Ông Tuấn cho hay, ở Việt Nam, duy nhất Khu Liên hợp Hòa Phát Dung Quất làm chủ được công nghệ sản xuất loại thép này với giá thành hợp lý, phát huy được thế mạnh của nhà sản xuất thép từ thượng nguồn.
Với công suất 500.000 TEU/năm, sản xuất container sẽ tiêu thụ 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC/năm, là đầu ra cho Dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sắp được triển khai vào đầu năm 2022. Như vậy có thể nói container là sản phẩm giá trị gia tăng nằm trong hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát.
Năm 2020, Hòa Phát đã đạt sản lượng gần 700.000 tấn HRC. Năm 2021, tập đoàn dự kiến đặt mục tiêu 2,7 triệu tấn HRC, trên 5 triệu tấn phôi và thép xây dựng. Dự án Dung Quất 2 dự kiến được triển khai vào đầu năm 2022 với công suất 5 triệu tấn/ năm, tập trung sản xuất HRC với công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Tập đoàn Hòa Phát cho biết, đã tính toán dựa trên nhu cầu của thị trường. Nguồn cung container rỗng hiện nay đang rất thiếu. 90% lượng container trên thế giới do Trung Quốc sản xuất, mỗi năm thị trường tăng trưởng 5%.
Tuy nhiên 2 năm trở lại đây Trung Quốc giảm 40% sản lượng container, công suất sản xuất thép của Trung Quốc cũng giảm.
Ngược lại, nhu cầu container của Trung Quốc lại tăng mạnh do xuất siêu. Hạ tầng hậu cần của các cảng trên thế giới gặp nhiều khó khăn nên vấn đề tái sử dụng container đang gặp nhiều bất cập.
Trước đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng đã khiến giá vận tải hàng hóa xuất khẩu tăng phi mã, gấp 3-5 lần giá thông thường. Có thời điểm giá thuê container rỗng tăng từ mức ban đầu chưa tới 1.000 USD/container/40 feet lên 8.000 USD/container/40 feet.
Tình hình này dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ít nhất là tới quý II/2021 nếu dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Cục Hàng hải và Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp làm việc với các hãng tàu để giải quyết vấn đề giá cước tăng, nhưng vẫn chưa có lời giải vì sự thiếu hụt container.../.
- Từ khóa :
- hòa phát
- thép cuộn cán nóng
- hrc
- dung quất
- container
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hòa Phát sẽ triển khai dự án Dung Quất 2 vào đầu năm 2022
11:18' - 22/02/2021
Dự kiến sẽ triển khai dự án Hòa Phát Dung Quất 2 vào đầu năm 2022 với công suất 5 triệu tấn/năm, tập trung sản xuất thép cuộn cán nóng HRC với công nghệ hiện đại.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát Dung Quất đạt mốc sản lượng 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng
13:52' - 20/02/2021
Ngày 20/2, tập đoàn Hòa Phát cho ra lò tấn thép cuộn cán nóng (HRC), đánh dấu mốc 1 triệu tấn thép HRC tại khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietjet khai thác nhiều đường bay tới Phú Quốc
19:15' - 11/04/2021
Đại diện Vietjet Air vừa thông tin, Vietjet đưa vào khai thác một loạt đường bay kết nối các điểm đến trong nước tới Đảo Ngọc - Phú Quốc.
-
Doanh nghiệp
Hyundai tạm dừng hoạt động một nhà máy tại Hàn Quốc
11:07' - 11/04/2021
Nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor Co của Hàn Quốc mới đây cho biết sẽ tạm dừng hoạt động thêm một nhà máy trong nước nữa vào tuần tới do tình trạng thiếu linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế quý I/2021 của PV Power vượt 106%
10:32' - 10/04/2021
Mặc dù sản lượng điện và giá điện đều sụt giảm nhưng lợi nhuận sau thuế quý I/2021 của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã chứng khoán POW) vẫn đạt 720 tỷ đồng, vượt 106% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
VNPOLY và các đối tác sản xuất được gần 2.000 tấn sợi DTY
09:43' - 10/04/2021
Trong quý I năm 2021, Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY) và các đối tác đã sản xuất được gần 2.000 tấn sợi các loại với chất lượng sản phẩm sợi tái sinh loại AA bình quân đạt 90,5%.
-
Doanh nghiệp
Levi’s sẽ mở thêm hàng trăm cửa hàng ở Mỹ
08:34' - 10/04/2021
Giám đốc điều hành hãng sản xuất quần jeans Levi Strauss (Levi’s), ông Chip Bergh cho biết hãng đang mở rộng thêm không gian giữa bối cảnh các tỷ lệ trống ở các vị trí cho thuê thương mại tăng cao.
-
Doanh nghiệp
Việt - Hàn thí điểm dịch vụ nhận diện thông tin sản phẩm ghi trên mã vạch điện tử
07:39' - 10/04/2021
Nguồn tin truyền thông Hàn Quốc cho biết "Hội nghị Vụ trưởng về chính sách phân phối hàng hóa Hàn-Việt" tổ chức trực tuyến ngày 9/4 đã nhất trí xúc tiến dự án thí điểm "Korea Product Scan - KPS".
-
Doanh nghiệp
VBA kết nối các doanh nghiệp hội viên
16:25' - 09/04/2021
Hiệp hội xác định việc tham gia đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến ngành là hoạt động chính, lâu dài.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc dự kiến chi 3,5 tỷ USD mua cổ phần Sogou của Tencent
15:36' - 09/04/2021
Trung Quốc có thể chi chi 3,5 tỷ USD mua 60% cổ phần Sogou niêm yết tại Mỹ mà Tencent chưa sở hữu, miễn là Tencent sẵn sàng thiết lập một cơ chế đặc biệt để đảm bảo bảo mật dữ liệu.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản: Số vụ phá sản doanh nghiệp xuống mức thấp nhất trong 30 năm
14:52' - 09/04/2021
Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua trong tài khóa 2020 (kết thúc vào ngày 31/3), nhờ các biện pháp hỗ trợ của chính phủ.