Hoàn thành danh mục hàng xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp trước 15/11
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát chuẩn bị cho việc ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu kèm theo mã số HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ và sẽ hoàn thành trước 15/11/2017.
Thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý và kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực của Bộ.Sau khi ra soát 49 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế và áp mã HS theo yêu cầu, đến nay, đã có 39 văn bản đã sửa đổi, bổ sung, thay thế và còn 10 văn bản đang sửa đổi, bổ sung.
Các cơ quan chuyên ngành của Bộ đã từng bước chuyển đổi phương thức kiểm tra, kiểm dịch theo hướng giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.Cụ thể, đối với kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu đã chuyển sang phương thức kiểm tra trước trong quá trình sản xuất và cấp Giấy chứng nhận ngay khi doanh nghiệp có yêu cầu, rút ngắn thời gian từ 5-7 ngày làm việc xuống còn 1 ngày làm việc (8 giờ) cho 1 lô hàng (thực tế nhiều lô hàng được cấp giấy chứng nhận trong 2-3 giờ), tiết kiệm cho doanh nghiệp từ 15-20% chi phí.
Thời gian kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu từ 5 ngày giảm xuống còn 3 ngày; không yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu hàng mẫu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành.Để thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, Bộ đã ban hành Quyết định số 3453/QĐ-BNN-PC thành lập Tổ công tác thực hiện Nghị quyết 19 về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các văn bản tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung gồm: Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT và Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT; nội dung sửa đổi chủ yếu là giảm bớt tần suất thanh, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Về việc hợp nhất thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với lô hàng nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, dự thảo lần 2 Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT sẽ đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ trong tháng 9/2017 để lấy ý kiến rộng rãi. Với mục tiêu giảm thời gian làm thủ tục xuất khẩu xuống còn không quá 70 giờ và thủ tục nhập khẩu xuống còn không quá 90 giờ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực thi các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong thực thi công vụ. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thảo luận để thống nhất giải pháp, cơ chế phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ và nhà thầu, nhằm tích hợp chữ ký số chuyên dụng trên hệ thống phục vụ cho các đối tượng và cán bộ, chuyên viên của các đơn vị cung cấp dịch vụ công trực thuộc Bộ để áp dụng.Đồng thời, thống nhất giải pháp kỹ thuật và lựa chọn hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia.
Về triển khai một cửa quốc gia, các bộ phận một cửa tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ đã cập nhật, công bố, niêm yết công khai các thủ tục hành chính.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang chỉ đạo tiếp tục hướng dẫn qua mạng điện tử toàn quốc đối với các thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.Ngoài ra, tích hợp trên Cổng dịch vụ quốc gia. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan), các bộ ngành liên quan triển khai cơ chế một cửa quốc gia đối với càng biển, cảng hàng không.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành (hàng hóa nhóm 2) theo hướng kiểm tra ít nhất, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí, thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Song song với đó, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi (nếu cần thiết) các quy định về tiếp nhận công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giảm hóa thủ tục.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào xuất khẩu sang thị trường Thái Lan
09:53' - 18/09/2017
Thời gian qua, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Thái Lan khiến cán cân thương mại bị mất cân bằng. Bộ Công Thương đang tìm giải pháp khắc phục và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Thái Lan.
-
Thị trường
Nắm bắt cơ hội để xuất khẩu cán đích
08:19' - 18/09/2017
Chưa đầy 4 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2017 và xuất khẩu vẫn khẳng định vai trò là động lực chính của nền kinh tế với mức tăng trưởng ổn định.
-
Thị trường
Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ giảm mạnh
18:05' - 16/09/2017
Trong tháng 8/2017 xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đạt 18,44 triệu USD, giảm 58,5% so với tháng 7/2017 (44,45 triệu USD) và giảm 54,8% so với tháng 8/2016 (40,8 triệu USD).
-
Thị trường
Các phương án thuế giá trị gia tăng với hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp
10:14' - 16/09/2017
Nếu phải chịu thuế giá trị gia tăng, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị, cơ sở đóng tàu không được khấu trừ thuế đầu vào mà phải hạch toán vào chi phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp không được cảnh báo khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ: Bộ Công Thương lên tiếng
16:13' - 05/09/2017
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến cáo các công ty xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, đồ uống cho người và động vật cần kiểm tra ngay với FDA xem mã số kinh doanh có còn hợp lệ hay không.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.