Hoạt động M&A của Trung Quốc tại châu Âu sẽ bị kiểm soát chặt hơn
Các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn nếu muốn thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tại châu Âu giữa bối cảnh số lượng các thương vụ Trung Quốc "thâu tóm" doanh nghiệp châu Âu gia tăng trong những năm gần đây.
Quy định được áp dụng đối với hoạt động M&A tại thị trường châu Âu giờ đây được thắt chặt hơn.
Đơn cử như thương vụ liên doanh giữa EDF của Pháp và Công ty điện hạt nhân Trung Quốc (CGN). Ủy ban châu Âu (EC) cho biết EC không chỉ xem xét doanh thu của riêng CGN vì CGN không độc lập mà vẫn nằm trong Ủy ban quản lý và giám sát tài sản quốc gia Trung Quốc (SASAC).
Cách tiếp cận này sẽ gây khó cho CGN, vì theo quy định EC sẽ thẩm tra hồ sơ các thương vụ M&A trong trường hợp doanh thu của mỗi doanh nghiệp trong thương vụ này vượt 250 triệu euro (281 triệu USD) tại thị trường Liên minh châu Âu (EU), hay trường hợp tổng doanh thu của các bên vượt 5 tỷ euro trên thị trường toàn cầu.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm nay, tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã đạt 62,4 tỷ USD, tăng gấp đôi so với tổng số vốn đầu của nước này trong năm 2015, và chiếm đến một nửa tổng số vụ chuyển nhượng nước ngoài ở "lục địa già".
Tính trong 18 tháng trở lại đây, Trung Quốc đã thực hiện các thương vụ thâu tóm tại thị trường nước ngoài với giá trị lên tới hơn 200 tỷ USD, mà “người mua” chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc.
>>> Làn sóng thâu tóm doanh nghiệp Thụy Sĩ của Trung Quốc
>>> Bất động sản cao cấp của Mỹ đang rơi dần vào tay nhà đầu tư Trung Quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương
18:53' - 14/06/2016
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 25 năm, do nhu cầu trong nước và nước ngoài yếu, đầu tư thấp và tình trạng dư thừa công suất, nhất là trong những ngành như than và thép.
-
Kinh tế Thế giới
UBS: Cắt giảm công suất dư thừa sẽ tác động tới việc làm và tiêu dùng ở Trung Quốc
17:00' - 14/06/2016
UBS ước tính việc cắt giảm công suất dư thừa sẽ khiến thị trường lao động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mất đi khoảng 3-3,5 triệu việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng thép của Trung Quốc tiếp tục tăng
15:37' - 14/06/2016
Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố báo cáo cho hay sản lượng thép của Trung Quốc tiếp tục tăng trong tháng 5/2016 do sự tăng giá gần đây của mặt hàng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.