Học giả Australia: Việt Nam đã có chính sách tốt đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn
Sau khi khống chế được đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng Tổng sản phẩm (GDP) 1,8% trong nửa đầu năm 2020 trong khi hầu hết các nơi trên thế giới chứng kiến mức tăng trưởng âm, đó là đánh giá của Suiwah Leung, Phó Giáo sư kinh tế danh dự tại Trường Chính sách công Crawford, Đại học Quốc gia Australia.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, trong bài viết đăng trên trang Diễn đàn Đông Á mới đây, Phó Giáo sư Suiwah Leung cho rằng con người Việt Nam nổi tiếng với đức tính 'kiên cường'. Đức tính này đã được phát huy hơn bao giờ hết trong đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo đánh giá tháng 7 của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế gần đây của Việt Nam là nhờ vào hai động lực: nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, thay nhau tăng trưởng trong hai quý đầu năm 2020.
Từ tháng 1 đến giữa tháng 4 năm nay, xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận mức tăng 13% so với tháng trước. Trong thời kỳ này, tiêu dùng nội địa lại giảm do việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa nghiêm ngặt.
Sau đó, từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 6, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang chế độ hồi phục, trong đó sản xuất tăng 30% trong khi xuất khẩu hàng hóa giảm. Theo dự báo của WB, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam ở mức 2,8–3% trong năm 2020 và sẽ quay trở lại mức trước khủng hoảng là 6,8% vào năm tới.
Dự báo của WB phụ thuộc vào việc Chính phủ tích cực sử dụng chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn và việc nền kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ chuyển hướng thương mại và đầu tư trong trung hạn thông qua các hiệp định thương mại tự do khu vực như Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết vào tháng 6 vừa qua.
Một trong những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ngay lập tức là nới lỏng các hạn chế đi lại do ngành du lịch đóng góp khoảng 10% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Các biện pháp tài chính khác được Việt Nam áp dụng bao gồm tăng chi tiêu cho chương trình đầu tư công đã được phê duyệt, đặc biệt là cho các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) đang trong quá trình triển khai, hỗ trợ chiến lược từ khu vực tư nhân, chẳng hạn như đầu tư vào cơ sở hạ tầng số quốc gia.
Giữa tháng 8, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã ra mắt nền tảng blockchain akaChain giúp các công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian như thủ tục điện tử Know Your Customer, chấm điểm tín dụng và các chương trình khách hàng thân thiết.
Khả năng bảo mật và tính minh bạch của công nghệ này sẽ được cải thiện trong tương lai. Ở một quốc gia có dân số tương đối trẻ, việc dạy và học từ xa, cũng như chăm sóc sức khỏe từ xa, là những tiến bộ được thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Khu vực kinh tế tư nhân chính thức chỉ là lĩnh vực duy nhất cần được hỗ trợ. Khu vực tư nhân phi chính thức của Việt Nam (trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ khác) rất lớn và có thể phục hồi nhanh hơn khu vực chính thức sau khi các hạn chế COVID-19 được nới lỏng.
Tuy nhiên, báo cáo của WB cũng chỉ ra một số rủi ro liên quan đến chiến lược ngắn hạn và trung hạn này như nợ công tăng cao, biện pháp nới lỏng tiền tệ có nguy cơ làm giảm chất lượng các khoản vay và tăng nợ xấu trong ngân hàng. Do đó, WB cho rằng Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy cải cách, thông qua tái cấu trúc ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, xây dựng các tổ chức công hiệu quả và có trách nhiệm giải trình.
Trong một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, và trong thời kỳ kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, khả năng chống chịu ngắn hạn cần phải được kết hợp với ý chí chính trị để tiếp tục các cải cách cơ cấu nhằm tạo động lực cho tăng trưởng dài hạn.
Phó Giáo sư Suiwah Leung kết luận rằng mặc dù có thể có một yếu tố may mắn trong việc chuyển hướng thương mại và đầu tư ngắn hạn cũng như về thời điểm xử lý đại dịch, nhưng nhìn chung, Việt Nam đã có chính sách tốt và chính sách này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Những gam màu sáng cho kinh tế Việt Nam
14:52' - 02/10/2020
Trước những diễn biến khả quan hơn của kinh tế thế giới, sự phục hồi khá nhanh của Trung Quốc, kinh tế Việt Nam có cơ sở để hy vọng về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và rõ nét hơn trong thời gian tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia kinh tế Singapore đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam
12:29' - 30/09/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, các chuyên gia kinh tế Singapore trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán nhận định kinh tế Việt Nam đã hồi phục trong quý III/2020 dù tăng trưởng yếu hơn dự báo.
-
Ý kiến và Bình luận
Triển vọng phục hồi của kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19
09:45' - 30/09/2020
Dưới tác động của đại dịch COVID-19, hầu hết các nền kinh tế đều được dự báo tăng trưởng âm. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đưa ra những dự báo khá lạc quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoE cảnh báo nguy cơ lạm phát nếu trả đũa thuế quan của Mỹ
13:43' - 25/04/2025
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey ngày 24/4 cảnh báo rằng việc áp dụng các biện pháp trả đũa thuế quan chống lại Mỹ sẽ đẩy lạm phát của Anh lên cao hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00' - 25/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".