Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mê Công - Lan Thương lần thứ 3 sẽ diễn ra trực tuyến
Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mê Công - Lan Thương lần thứ 3 sẽ diễn ra vào ngày 24/8 tới theo hình thức trực tuyến dưới sự đồng chủ trì của Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Với sự tham gia của lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, Hội nghị có chủ đề “Tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng chung” sẽ đánh giá về kết quả hợp tác giữa năm nước sông Mê Công và Trung Quốc, đồng thời thảo luận và thông qua một số văn kiện hợp tác mới.Tại hội nghị, Lào sẽ chuyển giao chức đồng chủ tịch cho Myanmar để thay mặt các nước sông Mê Công cùng chủ trì hội nghị với phía Trung Quốc trong hai năm tiếp theo.
Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mê Công - Lan Thương lần thứ nhất được tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 3/2016 với chủ đề “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai”.Hội nghị đã khẳng định cam kết của 6 nước đối với hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại tiểu vùng Mê Công, đồng thời đề ra các định hướng lớn cho hợp tác Mê Công - Lan Thương. Theo đó, sáu nước sẽ cùng thúc đẩy hợp tác trên ba trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, và văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân.
Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác là đồng thuận, bình đẳng, phối hợp và tham vấn lẫn nhau, tự nguyện, cùng đóng góp và chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Trong thời gian tới, hợp tác Mê Công - Lan Thương sẽ đặt trọng tâm vào năm lĩnh vực ưu tiên là quản lý tài nguyên nước, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung "Vì một cộng đồng chung tương lai hòa bình và thịnh vượng giữa các nước Mê Công và Lan Thương". Tại Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mê Công - Lan Thương lần thứ 2 tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) vào đầu năm 2018, lãnh đạo sáu nước đã thông qua một Kế hoạch hành động 5 năm trong giai đoạn 2018-2022.Theo truyền thông Lào, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Lào. Năm 2017, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và năm nước sông Mê Công đạt 220 tỷ USD. Tổng đầu tư của Trung Quốc và năm nướca nói trên là trên 42 tỷ USD với tốc độ tăng hơn 20%./.- Từ khóa :
- Mê công
- lan thương
- hợp tác thương mại
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác Mekong - Lan Thương thúc đẩy đối tác vì sự thịnh vượng chung
17:29' - 17/12/2018
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ tư với chủ đề “Thúc đẩy đối tác vì sự thịnh vượng chung” đã diễn ra ngày 17/12 tại Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác truyền thông để thúc đẩy phát triển du lịch khu vực Mekong - Lan Thương
14:34' - 03/07/2018
Du lịch là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa các nước tham gia MLC, gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công – Lan Thương
08:33' - 11/01/2018
Tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công – Lan Thương ở Campuchia lần 2, đoàn Việt Nam đã đưa ra các đề xuất, đóng góp được các nước thành viên đánh giá cao và thể hiện trong các văn kiện của hội nghị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.