Hội nghị COP27 và những thách thức cần giải quyết
Nhận định tổng quan về những vấn đề chính được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2022 (COP27), nhật báo Les Echos cho rằng có 5 thách thức cần được quan tâm giải quyết, trong đó có sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, căng thẳng địa chính trị và áp lực từ những nước nghèo cần hỗ trợ tài chính.
"Chúng ta đang đi tới một thảm họa toàn cầu!"- Đây là lời cảnh báo gay gắt của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong một video được đăng cách đây 10 ngày. Lời cảnh báo đã gióng lên một hồi chuông báo động cho COP27, được tổ chức từ ngày 6-18/11 tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập.Nếu như trước đây, những cảnh báo về biến đổi khí hậu được đưa ra liên tục trong một thời gian dài thì giờ đây, những cảnh báo này đã trở thành hiện thực với sự xuất hiện của nhiều tác động tiêu cực mà người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới đang phải hứng chịu hàng ngày, ví dụ như hạn hán kỷ lục ở Đông Phi, lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan hoặc gần hơn với thế giới phương Tây là các đợt nắng nóng và những đám cháy rừng khổng lồ ở Tây Ban Nha, Pháp hoặc Mỹ.5 thách thức hàng đầuTrong bối cảnh tình hình đang trở nên nghiêm trọng hơn trước, Hội nghị COP27 kêu gọi các quốc gia thành viên đẩy mạnh hơn nữa hành động vì khí hậu, trong đó cần quan tâm giải quyết 5 thách thức hàng đầu.Thứ nhất, việc giảm phát thải CO2 hiện nay vẫn chưa được như mong muốn. Nhận định về mục tiêu giảm lượng khí thải toàn cầu được ghi nhận vào năm 2015 trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, người đứng đầu Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cảnh báo rằng: "Mục tiêu giới hạn nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5°C vẫn chỉ là sự kỳ vọng".Nếu tại COP26 năm ngoái, tất cả các quốc gia đã ký cam kết sẽ xem xét lại mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính hàng năm, thì chỉ có 24 quốc gia trong số đó tôn trọng luật chơi. Những nỗ lực đáng kể của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã mang lại những tín hiệu đáng mừng.Tuy nhiên theo các chuyên gia, động thái "hứa suông" của nhiều quốc gia thành viên Hiệp định đang khiến nhiệt độ Trái Đất có nguy cơ nóng lên từ 2,5°C đến 2,6°C đến năm 2030. Đây là một tương lai đầy thảm họa mà COP27 mong muốn có thể khắc phục. Với hy vọng sẽ nhận được những thay đổi tích cực ở COP28 vào năm 2023, hội nghị lần này có nhiệm vụ đưa ra đánh giá toàn cầu đầu tiên về quá trình thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.Thứ hai, COP27 là diễn đàn mà các nước ở khu vực phía Nam cần phải lên tiếng. Năm nay, việc tổ chức Hội nghị khí hậu thế giới (COP) do Ai Cập, một quốc gia châu Phi, đăng cai và chủ trì. Châu Phi là khu vực có vai trò quan trọng về địa chính trị. Nhiều quốc gia tại đây, và rộng hơn là các quốc gia đang phát triển, sẽ tận dụng phương diện này để khiến cho tiếng nói của họ được lắng nghe và có trọng lượng tối đa trong các cuộc đàm phán.Động lực này được thúc đẩy bởi một thực tế rất cụ thể. Theo một báo cáo gần đây, 97% tổng số người bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt là ở các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu này, chỉ trong vòng 30 năm, những hiện tượng bất thường này dường như đã tăng gấp đôi, khiến hơn 676.000 người thiệt mạng.Thứ ba, các nước giàu sẽ phải chịu áp lực lớn trong việc giúp đỡ các nước nghèo nhất. Lần đầu tiên trong chương trình nghị sự của COP có nội dung đàm phán về viện trợ tài chính để thích ứng với biến đổi khí hậu và đặc biệt là vấn đề bồi thường thiệt hại không thể phục hồi. Yêu cầu này được các nước nghèo quan tâm đặc biệt bởi vì họ đang rất cần tiền để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu.Chịu trách nhiệm chính về việc tài trợ, các quốc gia giàu có được kỳ vọng sẽ thực hiện những nội dung này vì sự công bằng xã hội và khí hậu. Năm 2009, họ cam kết huy động 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các quốc gia ở phía Nam thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng trên thực tế, năm 2020, số tiền do các nước phát triển cùng huy động và đóng góp mới chỉ đạt hơn 83 tỷ USD.Theo các chuyên gia, nhu cầu hàng năm liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ lên đến 160 tỷ USD, thậm chí 340 tỷ USD vào năm 2030. Một tình huống mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã cảnh báo trong một báo cáo gần đây là: “Dòng tài chính quốc tế dành cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới các nước đang phát triển thấp hơn nhu cầu ước tính từ 5 đến 10 lần, và khoảng cách này đang ngày càng được nới rộng".Riêng về vấn đề bồi thường thiệt hại kinh tế không thể phục hồi, hiện tại vẫn chưa có cam kết tài chính chung nào từ phía các nước phát triển. Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi trong COP27 vì chủ đề này nằm trong chương trình thảo luận. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế Anil Markandya và Mikel González-Eguino, thiệt hại hàng năm của loại hình thiên tai này ước tính lên đến 290-580 tỷ USD mỗi năm. Thứ tư, COP27 là một hội nghị bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị. Đây là một trong những điểm khác biệt chính so với COP26 ở Glasgow năm 2021. Cuộc xung đột ở Ukraine bùng nổ từ tháng 2/2022 là biến động địa chính trị lớn này chắc chắn sẽ khiến các cuộc đàm phán về khí hậu trong năm nay đối mặt với những yếu tố đầy rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược năng lượng đang khiến nhiều quốc gia bị ảnh hưởng về hình ảnh chính trị. Ví dụ như Trung Quốc, để đối phó với lạm phát giá nhiên liệu, quốc gia này đã công khai chính sách hỗ trợ sản xuất than để tăng cường an ninh năng lượng của mình.Aurore Mathieu, thành viên Mạng lưới Hành động Khí hậu, nơi quy tụ nhiều tổ chức phi chính phủ về môi trường nhận xét: "COP 27 đang diễn ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng năng lượng và an ninh lương thực gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia phía Nam, song song với các cuộc khủng hoảng kinh tế, nợ nần và chủ nghĩa đa phương đang bế tắc".Thứ năm, thế giới tài chính đang chờ đợi một bước ngoặt. Sự ra mắt của sáng kiến "Liên minh tài chính Glasgow vì cân bằng khí thải" (GFANZ) là một điểm sáng của COP26 vào năm 2021. Liên minh chưa từng có này do Liên hợp quốc giám sát và quy tụ 550 tổ chức tài chính (bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…), cam kết sẽ giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và đóng góp vào các mục tiêu ngăn chặn sự mở rộng nhiên liệu hóa thạch.Liên minh này cũng chủ trương huy động nguồn lực tài chính đáng kể cho các giải pháp có lợi cho việc bảo tồn hành tinh. Nhưng tiếc là một năm sau khi ra mắt, các chuyên gia tài chính khí hậu không nhận thấy có sự tiến bộ đáng kể nào từ GFANZ. Một số thành viên của liên minh, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân của Mỹ, thậm chí đã đe dọa rời đi dưới áp lực từ một số cổ đông của họ, những người ủng hộ việc tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch.Phản ứng chậm chạp của GFANZ đối với khí hậu đang hứng chịu sự chỉ trích của nhiều tổ chức phi chính phủ. Và sự vắng mặt tại COP năm nay của một số nhà lãnh đạo tài chính lớn như Larry Fink, Giám đốc điều hành của BlackRock, hay Jane Fraser, Giám đốc điều hành của Citigroup, đã củng cố thêm những chỉ trích này.Một sáng kiến mới của Liên hợp quốc nhằm kết hợp tài chính tư nhân và tài chính công (trong thuật ngữ "công tư kết hợp") cũng đang được triển khai, trong đó Rwanda là quốc gia thử nghiệm.
Nông nghiệp và lương thực bị bỏ quênTrong khi Les Echos chỉ ra 5 thách thức đối với COP27, báo Le Monde đăng bài viết “COP27: Nông nghiệp và lương thực, các vấn đề bị bỏ quên trong đàm phán khí hậu”. Theo bài viết, chỉ có 3% nguồn tài chính công về khí hậu được phân bổ cho nông nghiệp và thực phẩm, mặc dù lĩnh vực này chiếm 1/3 lượng phát thải khí nhà kính.Thông thường tại các COP, nông nghiệp và thực phẩm chỉ xếp ở vị trí thứ yếu trong các cuộc tranh luận chính thức, mặc dù lĩnh vực này chiếm 1/3 lượng phát thải khí nhà kính có nguồn gốc từ con người và những người sản xuất nông nghiệp là một trong những nhóm dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất của biến đổi khí hậu.Vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của sự nóng lên toàn cầu, ngành nông nghiệp là đòn bẩy chính đối với việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định Paris. Khác xa với sự chú ý dành cho lĩnh vực giao thông hoặc năng lượng, lĩnh vực thực phẩm cho đến nay chỉ được đề cập bên lề các cuộc thảo luận thể chế về khí hậu.Là nước đăng cai tổ chức COP27, Ai Cập muốn thay đổi tình hình. Với tư cách đại diện cho các nước châu Phi vốn có liên quan đặc biệt đến khả năng phục hồi và thích ứng của nông nghiệp, nước chủ nhà rất hy vọng sẽ nhận được cam kết tài chính từ các quốc gia Bắc Bán cầu cho các vấn đề này.Tại COP27, lần đầu tiên Hội nghị sẽ có riêng một ngày (dự kiến ngày 12/11) được dành cho nông nghiệp trong chương trình nghị sự chính thức. Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm nổi bật sự mất cân bằng của các hệ thống lương thực toàn cầu vốn phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ. Năm nay, thu hoạch nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng hạn hán cực đoan ở cả Nam và Bắc Bán Cầu, cũng như tình trạng lũ lụt tàn phá ở Pakistan và Nigeria.Đối với nhiều nhà quan sát, các cuộc đàm phán về khí hậu chính là “một cơ hội bị bỏ lỡ” để giải quyết những vấn đề này. Trong một báo cáo được công bố ngày 24/10, Liên minh toàn cầu vì tương lai lương thực (GAFF), một liên minh các quỹ tư nhân, đã kết luận rằng chỉ có 3% nguồn tài chính công về khí hậu được dành cho nông nghiệp và hệ thống lương thực. Chính các quốc gia trên thế giới đều đánh giá thấp tầm quan trọng của lĩnh vực này.Trong số các nước phát triển, phần lớn (62%) không đưa ra bất kỳ hành động nào liên quan đến hệ thống lương thực vào “Các khoản đóng góp do quốc gia quyết định” (NDC), tức là cam kết quốc gia đến năm 2030. Còn đối với các nước đang phát triển, chỉ có 4% nhu cầu tài chính nêu trong cam kết được dành cho mục đích chuyển đổi và sức chống chịu của hệ thống lương thực.Ngoài ra theo Liên hợp quốc, phần lớn (87%) trợ cấp công được phân bổ cho nông nghiệp trên toàn thế giới có thể gây ra những tác động có hại đối với khí hậu, đa dạng sinh học, y tế và sức chống chịu. Patty Fong, Giám đốc chương trình khí hậu, sức khỏe và phúc lợi của GAFF, cho biết: “Vấn đề không chỉ là dành bao nhiêu tiền cho các hệ thống lương thực, mà còn là cấu trúc tài chính như thế nào. Các chính phủ có thể bơm nhiều tiền, nhưng nếu số tiền này chỉ mang lại lợi ích cho một số ít thì sẽ không có tác dụng tích cực. Việc quản lý nguồn tài chính này cần phải được cải cách”.Các ước tính của GAFF về cơ bản cũng phù hợp với đánh giá của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD). Theo quỹ này, chỉ 1% quỹ khí hậu được dành cho các nhà sản xuất nhỏ mặc dù họ chiếm đến 1/3 hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phó Giám đốc IFAD Jyotsna Puri cảnh báo: “Nếu muốn hệ thống lương thực bền vững hơn thì rõ ràng các xu hướng được nhìn thấy trong tài chính khí hậu hiện nay không đi đúng hướng. Nông nghiệp đã bị bỏ qua trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về khí hậu”.Pierre-Marie Aubert, chuyên gia về chính sách nông nghiệp tại Viện Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (IDDRI) có trụ sở tại Paris, cho biết: “Thỏa thuận duy nhất về nông nghiệp đạt được trong khuôn khổ chính thức là vào năm 2017 tại COP23 ở Fiji, để nói rằng cần phải đưa các vấn đề nông nghiệp vào chương trình nghị sự của nhóm làm việc khoa học của COP”.Theo chuyên gia của IDDRI, một phần nguyên nhân dẫn đến điều này là sự thiếu đồng thuận chính trị trong nông nghiệp: “Có một sự phân cực rất mạnh giữa những người đề cao các hệ thống sinh thái nông nghiệp đa dạng và những người mang tầm nhìn công nghệ thông thường. Nhiều tác nhân chính trị không muốn mạo hiểm. Rất khó để nói về cải cách hệ thống lương thực trong các cuộc đàm phán về đa dạng sinh học hoặc trong khuôn khổ của Ủy ban an ninh lương thực thế giới”.Tuy nhiên trong những năm gần đây, nghiên cứu khoa học đã giúp nâng cao nhận thức. Đối với Giám đốc Patty Fong, đã có một sự thay đổi vào năm 2019, khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nêu bật tầm quan trọng của hệ thống lương thực trong báo cáo về sử dụng đất. Điều này đã được đề cập nhiều hơn trong các báo cáo mới nhất. Nhưng vấn đề là ở chỗ sự chuyển biến trong nhận thức này vẫn chưa được chuyển thành ý chí chính trị”./.- Từ khóa :
- cop27
- biến đổi khí hậu
- ai cập
- liên hợp quốc
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
COP27: WB đánh giá cao tính hiệu quả của các các dự án về khí hậu tại Việt Nam
19:45' - 08/11/2022
Chủ tịch WB, ông David Malpass, đánh giá các dự án của Việt Nam đã tạo động lực và có hiệu quả.
-
Kinh tế Thế giới
COP27: “Sáng kiến Xanh Trung Đông” phản ánh cách tiếp cận rất nghiêm túc của các quốc gia Arab
10:02' - 08/11/2022
Theo Tổng thống Ai Cập, việc nhiều quốc gia tham gia “Sáng kiến Xanh Trung Đông” phản ánh cách tiếp cận rất “nghiêm túc” của các quốc gia Arab trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
COP27: LHQ cảnh báo thế giới kề cận "thảm họa khí hậu"
05:30' - 08/11/2022
Tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã cảnh báo mạnh mẽ về tình trạng khủng hoảng khí hậu hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
COP27: Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
21:11' - 07/11/2022
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng công bằng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41' - 28/11/2024
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06' - 28/11/2024
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36' - 28/11/2024
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59' - 28/11/2024
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.