Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ: Nhiều vấn đề nóng được giải quyết
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát và gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cả 3 nước Mỹ, Mexico và Canada, Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ vừa diễn ra tại thủ đô Washington của Mỹ có ý nghĩa đặc biệt, góp phần tích cực giải quyết các vấn đề nóng của khu vực như đối phó với đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, di cư và hợp tác kinh tế.
Sự kiện này cũng tác động đáng kể đến tình hình khu vực Bắc Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng.
Trước hết, hội nghị mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, thậm chí có thể được coi là điểm sáng mới trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này bắt nguồn từ thực trạng quan hệ giữa 3 nước dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Cả Canada và Mexico đã "đấu tranh" trong nhiều tháng để chứng minh các ngành công nghiệp kim loại của 2 nước sẽ không gây ra bất cứ nguy cơ an ninh nào nếu nền kinh tế hai nước này hội nhập với Mỹ.
Canada và Mexico cũng đã đệ đơn phản đối về mức thuế Mỹ đánh vào các sản phẩm của ngành công nghiệp kim loại hai nước.
Sau đó, mặc dù Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) thay cho Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2020, song trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều bất ổn do đại dịch COVID-19 gây ra, hiệp định này vẫn chưa tạo ra bước đột phá nhằm ràng buộc gần nửa tỷ người tiêu dùng trong một thị trường duy nhất chiếm khoảng 27% GDP toàn cầu.
Do đó, cả 3 nước đều kỳ vọng sẽ tạo được bước ngoặt đáng kể trong quan hệ 3 bên dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Khôi phục quan hệ với 2 nước láng giềng Bắc Mỹ cũng là một trong những biểu hiện của kỷ nguyên mới trong chính sách đối ngoại của Washington, gắn với cam kết khôi phục quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh.
Để thực hiện cam kết, ngay từ những ngày đầu nhậm chức, ông Biden đã điện đàm với Thủ tướng Canada và Tổng thống Mexico về hàng loạt vấn đề, từ đại dịch COVID-19, bảo vệ môi trường cho tới di cư.
Kể từ thời điểm đó, trục quan hệ Mỹ-Mexico-Canada trở nên nổi bật trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Biden. Điều này tiếp tục được củng cố và tăng cường tại hội nghị thượng đỉnh 3 bên theo hình thức trực tiếp lần này.
Ngoài ra, hội nghị cũng là dấu mốc quan trọng trong quan hệ 3 bên bởi đây là hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên kể từ hội nghị Bắc Mỹ được tổ chức dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama vào năm 2016.
Mục đích của hội nghị là khôi phục mối quan hệ hợp tác khu vực, vốn bị che phủ bởi những căng thẳng về chương trình nghị sự “Mua hàng Mỹ” và chính sách nhập cư mà Tổng thống Biden triển khai từ khi nhậm chức.
Tại hội nghị, ba nhà lãnh đạo Mỹ, Canada và Mexico tập trung thảo luận về hợp tác kinh tế, đặc biệt thúc đẩy lục địa Bắc Mỹ an toàn, thịnh vượng và trở nên tự cường hơn để đối phó với tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy mối quan hệ đối tác nhằm giải quyết các thách thức trong khu vực và trên thế giới; xây dựng dựa trên nỗ lực của các bên để quản lý đại dịch COVID-19, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và tìm cách tiếp cận phối hợp để quản lý di cư.
Ba nhà lãnh đạo cũng khẳng định thỏa thuận thương mại 3 bên đạt được dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ quyền lao động, đồng thời cam kết chia sẻ vaccine COVID-19 với các nước Mỹ Latinh và Caribe nghèo hơn.
Ngoài cuộc gặp 3 bên, Tổng thống Joe Biden đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador trong nỗ lực làm sâu sắc hơn và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và đối tác an ninh với cả hai nước.
Theo nhận định của giới quan sát, cuộc gặp thượng đỉnh ba bên được tổ chức là nhờ sự thúc đẩy của Tổng thống Joe Biden nhằm hồi sinh cái được gọi là Three Amigos, tức "ba người bạn".
Đây cũng là một phần trong nỗ lực của ông Biden nhằm thay đổi phong cách tiếp cận từ thời cựu Tổng thống Trump, đó là chuyển từ cách tiếp cận cứng rắn sang xu hướng hợp tác hơn.
Với cuộc gặp này, dù khó có thể đạt được những đột phá lớn, tuy nhiên ông Biden hy vọng sẽ vượt qua một số vấn đề thách thức, khó khăn nhất với hai nước láng giềng lớn nhất của Mỹ, bao gồm giảm bớt áp lực nhập cư bất hợp pháp, giảm xung đột thương mại, phục hồi sau đại dịch và cạnh tranh tốt hơn với một số đối thủ của Mỹ.
Điều này sẽ góp phần tạo ra một điểm sáng mới tích cực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Biden, có thể giúp ông ghi điểm với cử tri trước thềm bầu cử giữa kỳ vào năm 2022.
Trên thực tế, với quan hệ đối tác tốt đẹp và những ràng buộc truyền thống, 3 quốc gia Bắc Mỹ được đánh giá có tiềm năng để thiết lập hợp tác bền vững và đồng bộ hơn nữa.
Tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ vào năm 2014 và 2016, ba nước đã thông qua một loạt sáng kiến ấn tượng mà nay vẫn là chủ đề ưu tiên, gồm thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Bắc Mỹ, hợp tác sâu sắc hơn về giáo dục và đổi mới, đồng thời tăng cường hợp tác quản lý trong các lĩnh vực tiên tiến và tích hợp như ô tô.
Ba nước cũng xây dựng các cam kết chung về năng lượng sạch và biến đổi khí hậu, bắt đầu phối hợp để thiết lập các quy trình thương mại và du lịch hiện đại, tương thích hơn và quy hoạch hệ thống giao thông.
Tiếp tục xu thế này, hợp tác Mỹ-Canada-Mexico đúng hướng sẽ tạo ra một động lực lớn cho cả ba quốc gia.
Từ góc độ kinh tế, 3 nước này chia sẻ một trong những mạng lưới hợp tác và thương mại mạnh nhất thế giới với giao thương ở mức khoảng 2 triệu USD/phút qua biên giới chung.
Hoạt động thương mại đó hỗ trợ hơn 12 triệu việc làm cho công nhân và nông dân Mỹ, cùng hàng triệu công việc khác ở Canada và Mexico.
Các nước láng giềng Mexico và Canada là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ và là hai quốc gia mà Mỹ sản xuất nhiều thành phẩm hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Do đó, cả 3 nước phải hợp tác hiệu quả để thực hiện USMCA và triển khai các bước đi bổ sung nhằm thúc đẩy tiềm năng kinh tế của Bắc Mỹ khi công nghệ và các ngành công nghiệp phát triển. Điều đó mang lại lợi ích cho cả 3 nước.
Như vậy, hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ này là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm cài đặt lại quan hệ với Mexico và Canada, đánh dấu một bước chuyển trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Chương trình nghị sự và kết quả của hội nghị có thể thúc đẩy cả 3 nước phục hồi hiệu quả hơn từ các tác động của đại dịch và mở ra tiềm năng quan trọng của hợp tác tốt hơn trên khắp khu vực Bắc Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp định NAFTA 2.0 và vai trò với kinh tế Canada
08:11' - 01/07/2021
Có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, NAFTA phiên bản mới bao trùm một thị trường có tổng GDP hơn 24.000 tỷ USD và quy mô dân số 495 triệu người.
-
Ý kiến và Bình luận
NAFTA 2.0 có hiệu lực: Canada được lợi gì?
08:11' - 02/07/2020
Canada sẽ được hưởng lợi gì khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản 2.0 (còn gọi là USCMA hay T-MEC) có hiệu lực?
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Mỹ-Trung làm "tăng giá trị" của NAFTA phiên bản mới
13:31' - 30/05/2020
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 châm ngòi cho một phong trào trên quy mô toàn cầu muốn dịch chuyển hoạt động chế tạo khỏi Trung Quốc, vị thế của NAFTA phiên bản mới đã được nâng lên "tầm cao mới".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.