Hội nghị thượng đỉnh EU chia rẽ vì vấn đề ngân sách hậu Brexit
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, ngày 23/2, tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Brussels, các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã cho thấy sự chia rẽ trước yêu cầu phải đóng góp nhiều hơn để lấp đầy khoảng trống ngân sách mà nước Anh bỏ lại khi rời EU.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết các nhà lãnh đạo đã nhất trí quan điểm EU sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho mục đích ngăn chặn làn sóng người di cư bất hợp pháp, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như duy trì chương trình Eramus +. Nhiều nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục các định hướng về gắn kết xã hội, chính sách nông nghiệp chung, đầu tư cho nghiên cứu sáng tạo và phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn EU.
Tuy nhiên, các lãnh đạo EU đã không thống nhất được một cách cụ thể các nước sẽ phải đóng góp nhiều hơn bao nhiêu cho ngân sách chung để lấp đầy khoảng trống 12 tỉ euro do nước Anh để lại sau khi rời EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker cho biết hiện có 14 hoặc 15 nước chấp nhận tăng mức đóng góp cho ngân sách chung, nghĩa là vẫn còn gần một nửa số quốc gia thành viên vẫn chưa quyết định hoặc là phản đối.
Trong khi Đức, Tây Ban Nha và Pháp cho biết sẵn sàng chi thêm thì các nước đóng góp ròng khác là Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Áo lại phản đối. Thủ tướng Áo tuyên bố nước này không muốn gia tăng các khoản chi của mình.
Bất chấp những khác biệt thường thấy, các nhà lãnh đạo vẫn sẵn sàng cùng nhau bàn bạc về vấn đề hiện đại hóa ngân sách và các chính sách của EU. Lãnh đạo các nước EU cũng đã thống nhất đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán so với lịch trình dự kiến.
Nhưng để đạt được một thỏa thuận tại Hội đồng châu Âu ngay trong năm nay có vẻ là một nhiệm vụ thực sự khó khăn. Nhiều khả năng các cuộc thảo luận giữa những người đứng đầu các quốc gia EU chỉ thực sự tiến triển sau thời điểm các đề xuất của Ủy ban châu Âu được đưa ra.
Kế hoạch ngân sách của EU với quy mô gần nghìn tỉ euro cho thời hạn 7 năm sẽ kết thúc vào năm 2020 và các nhà lãnh đạo đang phải cân nhắc một kế hoạch chi tiêu dài hạn cho giai đoạn kế tiếp bắt đầu từ 2021. Một nội dung quan trọng khác được đề cập ở hội nghị lần này là xem xét các thể chế của EU. Trong khi bàn bạc về cơ cấu của Nghị viện châu Âu (EP) sau 2019, các nhà lãnh đạo đã ủng hộ rộng rãi ý tưởng, theo đó số nước thành viên EU giảm thì số ghế nghị sĩ cũng giảm, cụ thể số lượng đại biểu của EP sẽ giảm từ 751 xuống còn 705.Liên quan đến cách thức chọn người đảm nhận vị trí chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Tusk cho biết lãnh đạo các quốc gia không đồng ý để EP được quyết định chọn chủ tịch cơ quan hành pháp EU sau khi ông Juncker mãn nhiệm vào năm 2019. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố Hội đồng không thể đảm bảo trước là sẽ đề cử một trong những "ứng cử viên chính" của EP như trường hợp ông Junker năm 2014.Trong khi các nghị sĩ đánh giá cách làm trên là dân chủ thì lãnh đạo các quốc gia EU lại cho rằng phương thức này chỉ phản ánh ý chí của các nhóm chính trị ở Brussels và điều này gây phương hại đến chủ quyền của các quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng đề xuất ý tưởng hợp nhất hai chức danh chủ tịch Ủy ban châu Âu và chủ tịch Hội đồng châu Âu, nhưng không được hưởng ứng vì lo ngại điều này sẽ làm suy giảm đáng kể vai trò của các quốc gia thành viên.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng thông báo với các nhà lãnh đạo rằng ông sẽ trình bày dự thảo các phương hướng về tương lai quan hệ giữa Anh và EU tại Hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến diễn ra vào các ngày 22-23/3 tới. Mục tiêu là EU sẽ thông qua các đường hướng chính này, bất chấp quan điểm của Anh về mối quan hệ song phương trong tương lai. /.
- Từ khóa :
- brexit
- eu
- anh
- hội nghị thượng đỉng eu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Nội các Anh giải quyết các khác biệt
20:51' - 23/02/2018
Thủ tướng Anh Theresa May đã có một cuộc họp hiệu quả với nhiều Bộ trưởng trong nội các nước này nhằm bàn thảo vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh EU thảo luận về ngân sách dài hạn hậu Brexit
17:53' - 23/02/2018
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố cần một sự khởi đầu mới cho EU và các cuộc thảo luận về ngân sách có thể dẫn đến những thay đổi lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng yếu sau quyết định Brexit
09:34' - 23/02/2018
Kinh tế Anh đang bộc lộ nhiều dấu hiệu tăng trưởng chậm trong bối cảnh chính phủ nước này đang nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung cho chiến lược đàm phán Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Moody’s hạ bậc tín nhiệm Mỹ, nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tài khóa
18:59' - 18/05/2025
Việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm, sau các động thái tương tự của Fitch vào năm 2023 và Standard & Poor’s vào năm 2011, sẽ dẫn đến chi phí vay cao hơn cho cả khu vực công và tư nhân ở Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào
18:27' - 18/05/2025
Các máy bay được khuyến cáo nên thận trọng với các đám mây tro bụi.
-
Kinh tế Thế giới
Bước đi táo bạo của Tổng thống Mỹ công du vùng Vịnh
17:59' - 18/05/2025
Trong chuyến công du vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố kế hoạch dỡ bỏ trừng phạt Syria để trao cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này “cơ hội đạt được sự vĩ đại” và “tỏa sáng”.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá
13:00' - 18/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:56' - 18/05/2025
Nhiều sự kiện kinh tế thế giới quan trọng đã diễn ra trong tuần qua như: Mỹ và Trung Quốc ngừng áp thuế trong 90 ngày và giảm đáng kể các mức thuế quan đối ứng; Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC...
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng có thể công bố các biểu thuế quan mới trong 2-3 tuần tới
15:58' - 17/05/2025
Tổng thống Trump đã ám chỉ rằng Washington có thể sắp công bố các biểu thuế mới được tính riêng theo từng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu cảnh báo về sức mạnh kinh tế của Mỹ
15:04' - 17/05/2025
Moody's ngày 16/5 đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA1 do nợ công gia tăng. Như vậy, Mỹ đã mất xếp hạng tín nhiệm AAA từ một cơ quan xếp hạng lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết
14:05' - 17/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của mình với những kết quả được đánh giá khá tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba thúc đẩy hợp tác kinh tế với doanh nghiệp Việt Nam
11:37' - 17/05/2025
Trong nỗ lực đa dạng hóa quan hệ đối tác kinh tế, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã có buổi làm việc quan trọng với đoàn doanh nghiệp Việt Nam do Tập đoàn Thái Bình dẫn đầu vào ngày 16/5.