Hội nghị thượng đỉnh EU tập trung thảo luận 4 nội dung quan trọng
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu diễn ra trong hai ngày 25-26/3 tại thủ đô Brussels của Bỉ bằng hình thức trực tuyến.
Chương trình nghị sự của hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng sức khoẻ do đại dịch COVID-19 gây nên, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, vai trò của đồng euro và chuyển đổi kỹ thuật số trong EU.
Liên quan đến vấn đề COVID-19, ưu tiên hàng đầu của EU là tăng tốc các chiến dịch tiêm chủng trên toàn liên minh.
Để đạt được mục tiêu này, EU tập trung thúc đẩy sản xuất, tăng cường cung cấp vắc xin và đảm bảo tính minh bạch trong việc phân phối cho các quốc gia thành viên.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU cũng đề cập đến hộ chiếu vắc xin và việc mở cửa du lịch quốc tế.
Trong mối quan hệ quốc tế, theo Chủ tịch Charles Michel, EU luôn chú trọng bảo vệ lợi ích của mình, đề cao các giá trị của toàn khối và đóng góp tích cực vào việc định hình tương lai toàn cầu. Chủ tịch Charles Michel nhấn mạnh sự đoàn kết là điều kiện tiên quyết để khẳng định tầm ảnh hưởng của Liên minh.
Đại dịch COVID-19 đã khiến cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của EU trở nên mạnh mẽ hơn và nhu cầu về một ngành công nghiệp châu Âu có khả năng phục hồi trở nên cấp thiết hơn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của thị trường đơn lẻ đối với nền kinh tế của EU.
Trong vấn đề kỹ thuật số, EU mong muốn đạt được sự cân bằng phù hợp giữa việc xây dựng chủ quyền kỹ thuật số của và duy trì một nền kinh tế mở, đồng thời đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của EU có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sự kiện này được coi như một cơ hội để EU và Mỹ "xây dựng lại liên minh xuyên Đại Tây Dương" vốn suy yếu dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Trong hơn một năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả nặng nề cho châu Âu và khu vực này đã lên kế hoạch tiêm chủng từ rất sớm.
Trong năm 2020, EU đặt hàng 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ 6 nhà sản xuất và con số này hiện tiếp tục tăng lên gần 3 tỷ liều, cho tổng dân số của EU là 450 triệu người.
Tuy nhiên, hiện tại, sau hơn 3 tháng triển khai chiến dịch tiêm chủng, các nước EU đang có dấu hiệu rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine, chủ yếu do tiến độ bàn giao chậm trễ của hãng dược AstraZeneca.
Hôm 24/3, Brussels và London đã thông báo đang thực hiện một giải pháp "đôi bên cùng có lợi" để giải quyết căng thẳng cao độ về việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19, sau khi thắt chặt kiểm soát xuất khẩu liều lượng được sản xuất tại EU.
Trong một thông cáo báo chí chung, hai bên cho biết đang làm việc về các biện pháp cụ thể về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tăng cường cung cấp vắc-xin cho công dân hai bên và đảm bảo không bên nào bị thiệt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU siết quy định xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19
12:05' - 24/03/2021
Liên minh châu Âu (EU) sẽ siết chặt việc kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh khối này đang gặp nhiều vấn đề trong kế hoạch triển khai tiêm chủng.
-
Kinh tế Thế giới
EU dự kiến đạt mục tiêu huy động vốn quý I/2021 với đợt bán trái phiếu mới
06:30' - 24/03/2021
Dự kiến, số trái phiếu kỳ hạn 5 năm sẽ giúp EU thu về 8 tỷ euro, còn trái phiếu kỳ hạn 25 năm sẽ huy động được 5 tỷ euro. EU ước tính tổng giá trị nhu cầu của nhà đầu tư là hơn 81 tỷ euro
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08'
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38'
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35'
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23'
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng
14:53'
Các công ty vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng khi các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đe dọa gây tổn hại nặng nề cho thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cuộc chiến thương mại toàn diện và suy thoái kinh tế
14:43'
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao hàng hóa nhập khẩu có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
13:45'
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple, nằm trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23'
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.