Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Nga, Đức đánh giá về kết quả hội nghị
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 28/2, ngay sau khi kết thúc cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về kết quả hội nghị thượng đỉnh lần hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội, đại diện giới lập pháp Nga đã đưa ra những bình luận đầu tiên về khả năng nhượng bộ lẫn nhau của hai bên.
Phó Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc tế thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Vladimir Dzhabarov cho rằng Bình Nhưỡng sẽ không đồng ý tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hạt nhân theo yêu cầu của Mỹ, vì đây là nhân tố đảm bảo an ninh và chủ quyền của Triều Tiên.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Thượng viện Mikhail Kozlov nhận định Mỹ đã không nhượng bộ Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân và đây là lý do khiến hai bên không đi đến được tuyên bố chung tại Hà Nội trong ngày 28/2.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã bày tỏ tiếc nuối khi không có thỏa thuận nào đạt được tại Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ZDF của Đức khi đang có chuyến thăm quân đội Đức đồn trú tại Mali, Ngoại trưởng Heiko Maas cho rằng nếu tại hội nghị thượng đỉnh này, các bên cùng nhất trí đạt được một thỏa thuận để Triều Tiên chấm dứt các chương trình hạt nhân và loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, thế giới sẽ trở nên an toàn hơn rất nhiều.
Ngoại trưởng Đức cũng bày tỏ hy vọng Mỹ và Triều Tiên tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, trong cuộc họp báo tại khách sạn JW Marriott ở Hà Nội chiều 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chia sẻ nhiều vấn đề và đã "có một thời gian hữu ích", "khi rời hội nghị, bầu không khí rất tốt, rất thân thiện".
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng "hiện chưa phải là thời điểm thích hợp để ký thỏa thuận giữa hai bên".
Theo ông Trump, khúc mắc chính trong đàm phán khiến hai bên không đạt được thỏa thuận tại hội nghị lần này là việc nhà lãnh đạo Triều Tiên đề nghị dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt, nhưng chưa có đủ các bước phi hạt nhân hóa tương xứng.
Ông Trump hy vọng hai nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục gặp nhau "trong tương lai", song không đưa ra một thời gian biểu cụ thể nào. Ông cho rằng mối quan hệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn tốt đẹp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Hàn Quốc hy vọng lãnh đạo Mỹ - Triều sớm gặp lại
17:06' - 28/02/2019
Ngày 28/2, đảng Dân chủ (DP) cầm quyền ở Hàn Quốc đã bày tỏ hy vọng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sớm gặp lại nhau sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Những nội dung chính trong họp báo của Tổng thống Trump
16:20' - 28/02/2019
Trong cuộc họp báo kéo dài khoảng 30 phút tại khách sạn JW Marriott ở Hà Nội chiều 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo những nội dung chính của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump tin Triều Tiên có thể trở thành "cường quốc kinh tế"
15:01' - 28/02/2019
Tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Triều Tiên có tiềm năng trở thành "cường quốc kinh tế".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.