Hơn 1.000 trường hợp kiểm tra công tơ điện đều đạt yêu cầu
Chia sẻ tại Tọa đàm Câu chuyện Chỉ số công tơ và hóa đơn tiền điện tăng cao vào chiều nay 14/7 do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức, ông Bùi Trung Dũng, Vụ Đo lường thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cho hay, thời gian qua, tham gia các đợt kiểm tra ghi chỉ số công tơ và tính hóa đơn tiền điện, đoàn kiểm tra gồm rất nhiều đơn vị đã ghi nhận khoảng hơn 1.000 trường hợp yêu cầu kiểm tra công tơ.
Đồng thời sau khi công tơ đưa về các trung tâm kiểm tra thì hầu hết đều đạt, theo sai số cho phép.
Chỉ có 6 công tơ (chiếm khoảng 0,58%) cho sai số, nhưng đến nay, ngành điện cũng đã có giải đáp, thực hiện hoàn tiền, thu tiền với những trường hợp này.
Ông Bùi Trung Dũng cho hay, công tơ điện là phương tiện đo lường quan trọng và phải kiểm soát chặt chẽ. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã xây dựng hệ thống các tổ chức kiểm định gồm các doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị thuộc hệ thống quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các đơn vị trực thuộc các Tổng công ty Điện lực. Hoạt động này theo ông Bùi Trung Dũng phải tuân thủ các điều kiện về độc lập, khách quan đã được cụ thể hóa tại Nghị định 105 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, Luật Đo lường. Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, qua kiểm tra của đoàn kiểm tra về công tơ điện và hóa đơn tiền điện vừa qua cho thấy, quy trình kinh doanh của ngành điện rất chặt chẽ. Công tác chăm sóc khách hàng, giải đáp thông tin, khiếu nại của khách hàng cũng được đơn vị làm rất triệt để. Ông Hùng nhận định, vấn đề cốt yếu là do khách hàng còn thiếu thông tin. Do vậy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần tăng cường truyền thông để khách hàng hiểu về hoạt động kinh doanh của ngành điện, công tác ghi chỉ số, kiểm định công tơ, cũng như hiểu rõ các tiện ích từ hóa đơn điện tử, tiếp cận các kênh chăm sóc khách hàng ngành điện…. Tại tọa đàm, mặc dù khẳng định các loại công tơ điện sử dụng cho các khách hàng sinh hoạt hiện nay đều đã qua kiểm định đảm bảo chất lượng, đại diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI) cho hay, cơ quan kiểm định chất lượng công tơ điện đều được thực hiện trong môi trường tối ưu như phòng thí nghiệm, có nhiệt độ tiêu chuẩn nên sẽ có sai số nhất định khi công tơ điện lắp đặt và sử dụng trong điều kiện môi trường thực tế, nhiệt độ nóng lạnh cũng như độ ẩm ở những thời điểm khác nhau, phụ thuộc theo mùa của thời tiết. Theo EVN HANOI, bất kì khi nào khách hàng sử dụng điện có nghi ngờ chất lượng công tơ điện cũng như chỉ số công tơ điện, đều có thể yêu cầu kiểm định lại công tơ.Trong thời gian chờ đợi kiểm định, ngành điện có thể cung cấp công tơ điện khác thay thế cho các hộ sử dụng điện sinh hoạt đến khi có kết quả kiểm định và lắp đặt hoàn trả công tơ điện cũ.
Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng vẫn không tin tưởng vào kết quả kiểm định của ngành điện, khách hàng hoàn toàn có thể tự đưa công tơ điện đến kiểm định tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đến khi hài lòng với chất lượng của công tơ điện. Hiện nay, quy trình ghi chỉ số công tơ được thống nhất trên toàn EVN và được quản lý qua phần mềm CMIS 3.0 theo đúng quy định.Với công tơ cơ, việc ghi chỉ số công tơ được thực hiện thủ công bằng thiết bị chuyên dụng do công nhân ngành điện thực hiện. Đối với các công tơ điện tử, ngành điện đều có thể ghi nhận chỉ số công tơ điện từ xa qua các thiết bị và phần mềm quản lý.
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, "bất kì mỗi công tơ điện của khách hàng khi được ghi nhận có chỉ số sai lệch 30% so với mức bình thường, ngành điện đều có tiến trình phúc tra và quá trình này được thực hiện tại hiện trường.Quá trình phúc tra này được thực hiện trong vòng 24 giờ để kịp thời phát hiện xem sai sót do bản thân công tơ điện hay sai sót từ việc ghi nhận chỉ số.
Đặc biệt, đối với các công tơ điện tử, khách hàng đều có thể giám sát, kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hàng ngày".
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Dũng, trong thời gian vừa qua đã có 0,22% khách hàng có thắc mắc liên quan đến chỉ số công tơ điện. Những thắc mắc về chỉ số công tơ điện được đọc, ghi bằng nhân công vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả sai sót do công nhân đọc sai chỉ số.
Một số trường hợp dẫn đến việc đọc chỉ số sai là do công tơ điện được lắp đặt trong nhà, công nhân đọc chỉ số tiêu thụ điện không gặp được khách hàng, không tiếp cận được trực tiếp công tơ điện nhưng vẫn được phép ghi theo đặc tính, theo quy định là chỉ số điện tháng đó tương đương với những tháng trước và quy trình này được cho áp dụng tối đa 2 tháng. “Đây là quy trình đã được quy định nên nhiều khi dẫn tới sự “vênh” chỉ số giữa khách hàng và ngành điện nhưng khi có khiếu nại, các bên đều chủ động giải quyết một cách ổn thỏa”, ông Dũng cho biết. Ông Nguyễn Quốc Dũng khẳng định, việc quản lý và sử dụng công tơ điện hiện nay đều được thực hiện theo Luật Đo lường và được quản lý bằng phần mềm. Những công tơ đến hạn kiểm định đều phải kiểm định nghiêm ngặt để hoạt động đúng theo Luật Điện lực và Luật Đo lường./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN thông tin kết quả kiểm tra ghi chỉ số công tơ và lập hóa đơn tiền điện
21:28' - 13/07/2020
Qua kết quả kiểm tra các hồ sơ, giấy tờ và lựa chọn ngẫu nhiên các khách hàng cho thấy, việc sai sót trong thời gian qua tại một số đơn vị được báo chí nêu là các trường hợp cá biệt.
-
DN cần biết
Nhiều áp lực quanh câu chuyện thay công tơ điện tử
18:34' - 26/06/2020
Thời gian qua, ngành điện đã thực hiện xử lý kỷ luật, đình chỉ nhiều cán bộ do liên quan đến sai sót ghi sai tiền điện cho người dân.
-
DN cần biết
Thấy gì qua việc EVN phối hợp kiểm tra ghi chỉ số công tơ điện?
17:42' - 26/06/2020
Để minh bạch và phần nào giải đáp thắc mắc cho người dân, ngày 25 và ngày 26/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác ghi chỉ số, xuất hóa đơn điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nippon Steel nhắc lại mối quan tâm của mình trong việc mua U.S. Steel
08:35'
Nippon Steel nhắc lại mối quan tâm của mình trong việc mua lại U.S. Steel, trong bối cảnh thuế của Mỹ và những bất ổn khác mà ngành thép phải đối mặt làm tăng thêm tầm quan trọng của thỏa thuận này.
-
Doanh nghiệp
PVCFC tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030
17:33' - 10/05/2025
Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025–2030 Đảng bộ Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã được tổ chức thành công.
-
Doanh nghiệp
Panasonic thông báo sẽ giảm 10.000 nhân sự
07:55' - 10/05/2025
Trong một nỗ lực tái cấu trúc, Tập đoàn điện tử khổng lồ của Nhật Bản Panasonic thông báo sẽ giảm 10.000 nhân sự.
-
Doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống quản lý lưới điện trên bản đồ (GIS)
21:55' - 09/05/2025
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) sẽ tổ chức hội thảo trao đổi về dự án "Xây dựng hệ thống quản lý lưới điện trên bản đồ (GIS)".
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện EVNGENCO1 sản xuất đạt 32% kế hoạch năm
21:06' - 09/05/2025
Tháng 4/2025, nhu cầu sử dụng điện tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. EVNGENCO1 đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để đảm bảo sản xuất điện, nhất là trong giai đoạn mùa khô năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện thương phẩm 4 tháng đầu năm của Điện lực miền Bắc tăng hơn 5,2 %
21:03' - 09/05/2025
Trong tháng 4/2025, sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC đạt 8,442 tỷ kWh, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2024. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 đạt 31,312 tỷ kWh, tăng 5,24% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Vietjet thông tin về chuyến bay trượt khỏi đường băng khi hạ cánh tại Tân Sơn Nhất
18:33' - 09/05/2025
Chiều 9/5, Đại diện Vietjet đã trao đổi với phóng viên TTXVN về thông tin tàu bay của Vietjet nghi ngờ trượt ra lề và cản đèn khi hạ cánh trên sân bay Tân Sơn Nhất.
-
Doanh nghiệp
TikTok khởi động chiến dịch “Hè Hay Đấy 2025” giúp doanh nghiệp tăng doanh số
15:48' - 09/05/2025
TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè Hay Đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
-
Doanh nghiệp
Các tập đoàn công nghệ kêu gọi Mỹ tăng xuất khẩu chip
15:14' - 09/05/2025
Theo các tập đoàn công nghệ của Mỹ, mặc dù Mỹ dẫn đầu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng cũng cần tăng cường cơ sở hạ tầng và thúc đẩy xuất khẩu chip AI để duy trì lợi thế trước các nước khác.