Hong Kong (Trung Quốc) trước thách thức kinh tế: Cần giải pháp đột phá
Theo bài viết trên trang Bình luận Trung Quốc, mới đây, chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) thông báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II/2022 đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp sau mức giảm gần 4% được ghi nhận của quý I.
Cục trưởng Tài chính Trần Mậu Ba cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế của Hong Kong trong cả năm nay có thể sẽ giảm từ 1% đến 2%. Điều này cho thấy kinh tế Hong Kong đang đối mặt với sóng gió, con đường phục hồi sẽ còn nhiều chông gai. Trong ba năm qua, kinh tế Hong Kong mặc dù đã có một thời gian ngắn phục hồi vào năm 2021, nhưng chủ yếu rơi vào tình trạng thu hẹp và suy giảm trong phần lớn thời gian còn lại, đến nay xu thế này vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nguyên nhân đằng sau tình trạng khó khăn của nền kinh tế này không chỉ là ảnh hưởng của những khó khăn chồng chất bên trong, mà mà còn do tác động của môi trường bên ngoài.Xét về các yếu tố bên trong, một mặt, giai đoạn hỗn loạn ở Hong Kong trước đó đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Khu hành chính đặc biệt này. Bất ổn xã hội và bạo lực ở Hong Kong xuất phát từ Dự luật sửa đổi năm 2019 đã khiến xếp hạng của Hong Kong giảm mạnh, số lượng khách du lịch thấp đi và làm nản lòng các nhà đầu tư quốc tế. Kết quả là kinh tế Hong Kong đã ghi nhận tăng trưởng âm lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ trở lại đây.Mặt khác, dịch bệnh đã nhiều lần cản trở tốc độ phục hồi kinh tế của Hong Kong. Nếu bạo loạn xã hội là đòn đánh đầu tiên tấn công vào kinh tế Hong Kong, thì đợt bùng phát của đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay, nhất là làn sóng dịch thứ 5, là đòn nặng nề đối với nền kinh tế này.Trong bối cảnh dịch bệnh dai dẳng không chỉ cản trở các hoạt động kinh tế nội bộ của Hong Kong ở một mức độ nhất định, mà còn cản trở vai trò cầu nối của Khu hành chính đặc biệt này và càng ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường quốc tế của Hong Kong.Có thể thấy, do vấn đề thủ tục thông quan, mà khách du lịch, triển lãm, hàng không, bán lẻ và các ngành khác có liên quan chặt chẽ đến giao lưu bên ngoài của Hong Kong vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Tác động kép của bạo loạn và dịch bệnh đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế Hong Kong.
Xét từ tình hình bên ngoài, kinh tế toàn cầu đang phục hồi chậm, bất ổn địa chính trị gia tăng và các yếu tố khó lường cũng như bất ổn toàn cầu ngày một lớn. Là một nền kinh tế có quy mô nhỏ, độ mở cao, Hong Kong chắc chắn không thể tồn tại một mình.Trong số đó, có hai thách thức lớn đáng được quan tâm đặc biệt. Thứ nhất, là tác động của sự suy yếu nhu cầu và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Đại dịch đã cản trở tốc độ toàn cầu hóa, nhu cầu của các quốc gia khác nhau bị kiềm hãm ở các mức độ khác nhau và chuỗi cung ứng toàn cầu cũng bị phá vỡ ở các mức độ khác nhau.Cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra hồi đầu năm đã trực tiếp dẫn đến giá lương thực và năng lượng tăng cao, càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái chuỗi cung ứng toàn cầu.Tất cả những điều này đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động thương mại tái xuất, vốn đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Hong Kong. Điều này cũng được phản ánh trực tiếp thông qua số liệu, theo đó xuất khẩu của Hong Kong tháng Năm đã giảm 8,1% và nhập khẩu cũng giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ hai là thách thức từ việc tăng lãi suất của Mỹ đối với kinh tế Hong Kong. Để đối phó với lạm phát, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia đã tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ, vốn tác động đến nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu và Hong Kong cũng không nằm ngoài dự đoán.Việc Mỹ tăng lãi suất đã “hút” các khoản tiền quay trở lại nước này, gây áp lực lớn lên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và các thị trường vốn khác của Hong Kong.Do việc triển khai hệ thống tỷ giá hối đoái liên kết ở Hong Kong, Cục quản lý tiền tệ đã can thiệp vào thị trường nhiều lần để duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu dự trữ ngoại hối của Hong Kong và gây áp lực đi xuống đối với nền kinh tế này.
Phát triển kinh tế là cơ sở tồn tại và là chìa khóa vàng để giải quyết mọi vấn đề của Hong Kong. Sự phát triển chậm lại, thậm chí đình trệ trong hơn ba năm qua đã gây ra tác hại rất lớn đối với nền kinh tế Khu hành chính đặc biệt này. Nếu tình hình kéo dài sẽ là yếu tố bất lợi đối với một Hong Kong đang muốn bắt đầu một giai đoạn mới ổn định và phát triển.Nhìn lại lịch sử những năm qua, nếu như ban đầu, mọi người vẫn cho rằng một số sự kiện là cá biệt và ngẫu nhiên, có khả năng cải thiện và xử lý theo tư duy kinh tế truyền thống, thì nay chúng ta đã thấy rõ hơn, tất cả những điều này là trạng thái bình thường mới trong bối cảnh đại dịch thế kỷ đan xen những thay đổi hàng trăm năm mới có, mà sự phát triển của Hong Kong bước vào thời kỳ thách thức hoàn toàn mới.Trong giai đoạn hiện nay, cần phải có “ý thức bứt phá” thật mạnh mẽ. Đây là một thử thách lớn đối với trí tuệ và sức mạnh của toàn xã hội Hong Kong, mấu chốt là phải có tư duy mới, quyết tâm và hành động dám nghĩ, dám làm.Ví dụ, phải phá vỡ thế bế tắc về “rào cản bên trong và bên ngoài”, phải tìm kiếm mọi phương pháp khả thi, thậm chí cân nhắc khám phá cách tiếp cận linh hoạt của “một xã hội, hai biện pháp chống dịch''.Đối với các nhóm có nhu cầu thông quan cao sẽ thiết lập hệ thống quản lý và kiểm soát đáp ứng các tiêu chuẩn phòng chống dịch của Hong Kong, đưa họ vào khuôn khổ quản lý khép kín trước theo mong muốn của họ và yêu cầu Hong Kong cung cấp những hỗ trợ cần thiết và tiện lợi trong việc thông quan của nhóm này.Mặt khác, đối với cả xã hội Hong Kong, có thể dựa vào năng lực chống dịch thực tế, bảo đảm duy trì lợi thế của một đô thị quốc tế, thiết lập một bộ tiêu chuẩn phòng chống dịch bệnh hợp lý hơn.Ngoài ra, đối mặt với vấn đề dòng vốn chảy ra ngoài, chính quyền Hong Kong nên cố gắng hết sức để xem xét các biện pháp nới lỏng để hạn chế vấn đề này, chẳng hạn như bỏ quy định “thuế gia tăng” trên thị trường bất động sản..., để thu hút nhiều vốn hơn vào thị trường Hong Kong và tránh áp lực của dòng vốn chảy ra./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thực phẩm Việt Nam tìm kiếm cơ hội tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc)
19:12' - 11/08/2022
Từ ngày 11-15/8, Hội chợ Thực phẩm quốc tế Hong Kong (Trung Quốc) diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Hong Kong.
-
Tài chính
Các công ty quản lý quỹ toàn cầu chuyển hướng sang cổ phiếu giao dịch tại Hong Kong
08:08' - 11/08/2022
Tốc độ chuyển hướng có thể gia tăng, khi có thêm các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại New York dự kiến sẽ tiếp bước tập đoàn công nghệ Alibaba trong việc niêm yết tại Hong Kong (Trung Quốc).
-
Kinh tế Thế giới
GDP quý II của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 2 quý liên tiếp
07:38' - 02/08/2022
Cục thống kê Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16'
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49'
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17'
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.