Hợp lực phát huy hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Tổng cục Quản lý thị trường trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Theo đó, quy chế phối hợp gồm 4 chương, 11 điều; áp dụng đối với Văn phòng Thường trực 389, Tổng cục Quản lý thị trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quy chế phối hợp quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc phối hợp, nội dung công tác, phương pháp và trách nhiệm, hình thức, chế độ phối hợp giữa Tổng cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên và theo quy định của pháp luật trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Theo đó, quy chế quy định cụ thể phối hợp giữa 2 đơn vị, gồm tham mưu cho Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; trao đổi thông tin, kiểm tra, xử lý vụ việc; truyền thông; hợp tác quốc tế, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi đua khen thưởng.
Tại Hội nghị, Thiếu tướng Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao quản lý thị trường là lực lượng quan trọng về quản lý nhà nước trong thị trường nội địa.
Thời gian qua, Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã gắn kết với lực lượng quản lý thị trường nắm bắt tình hình, chia sẻ thông tin, phối hợp xử lý vụ việc, tham gia xây dựng cơ chế chính sách, tạo điều kiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, ngay khi được nâng cấp Tổng cục Quản lý thị trường, Văn phòng Thường trực 389 đã sát cánh, thường xuyên trao đổi với Tổng cục Quản lý thị trường và đạt những kết quả tích cực.
Tuy nhiên để nâng cao và có trách nhiệm hơn nữa, Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cần thu thập thông tin, chuyển giao vấn đề liên quan đến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Theo ông Trần Thanh Thế, việc ký kết quy chế giữa Tổng cục Quản lý thị trường và Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ giúp Văn phòng phát huy được vai trò nòng cốt trong tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.
Cùng với đó, quy chế phối hợp lần này giữa hai đơn vị rất toàn diện, kín kẽ và mong muốn quy chế đi vào thực tiễn và hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa ra, để cùng chung tay đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An bày tỏ sự phấn khởi và hài lòng vì hai bên đã thống nhất để đi đến ký kết Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan, thể hiện mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng công tác, phối hợp từ hai phía sẽ phát huy hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian tới.Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Công Thương, hai đơn vị cần xây dựng kế hoạch, chuyên án để phối hợp, đồng thời có cơ chế thông tin, kiểm tra, xử lý, hàng năm phải có sơ kết, tổng kết nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh thêm, cần xác định việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, đề nghị hai bên triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế đã ký, tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tuân thủ pháp luật, bảo vệ tốt nhất lợi ích người tiêu dùng, đóng góp vào sự ổn định, phát triển của đất nước.
Nhìn lại từ năm 2014 đến năm 2018, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành và địa phương, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 1.057.934 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 91 nghìn tỷ đồng; khởi tố 8.788 vụ với 10.404 đối tượng.
Năm 2019, đã phát hiện, xử lý 221.703 vụ vi phạm (tăng hơn 9% so với năm 2018),thu nộp ngân sách nhà nước 21.507 tỷ 282 triệu đồng.
Riêng 5 tháng đầu năm, trong tình hình dịch bệnh COCID-19 hoành hành, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm.
Hơn thế nữa, riêng với Tổng cục Quản lý thị trường, sau gần 2 năm hoạt động với mô hình mới nhưng đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc toàn lực lượng triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng kinh doanh hàng lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, lực lượng quản lý thị trường đã tấn công được vào nhiều điểm nóng, đường dây, ổ nhóm về hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được.
Với việc phát hiện, xử lý trên 90.000 vụ vi phạm, lực lượng quản lý thị trường ước thu nộp ngân sách gần 700 tỷ đồng năm 2019; phát hiện, xử lý trên 27.388 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 131.7 tỷ đồng trong 5 tháng năm 2020.“Những kết quả trên có sự góp phần không nhỏ của việc thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan và các lực lượng chức năng nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, có tổ chức”. Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công Thương, đồng thời sẽ cụ thể hóa quy chế phối hợp này với căn cứ, làm việc có kế hoạch và bài bản hơn.
Theo đó, trao đổi thông tin sẽ đảm bảo, cung cấp kịp thời để Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nắm được tình hình tổng quan từng vụ việc mà lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, kiểm soát góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bên cạnh đó, với việc phối hợp xử lý thông tin, ngoài việc chỉ đạo Đề án lớn, kế hoạch lớn, những thông tin sự vụ hàng ngày thông qua quy chế này sẽ có cơ chế cụ thể hơn như khi nhận được đề nghị của Văn phòng Thường trực về việc xác minh, xử lý vụ việc, Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng phối hợp để xác minh thông tin và tổ chức kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khi nhận được đề nghị của Tổng cục Quản lý thị trường về việc phối hợp xử lý vụ việc, Văn phòng Thường trực cử lực lượng tham gia, tham mưu, điều phối các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương cùng phối hợp. Thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ ký quy chế phối hợp với Tổng cục Hải quan, Cảnh sát giao thông, Tổng cục thuế …
Tổng cục trưởng đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tăng cường chỉ đạo đến Ban Chỉ Đạo 389 các tỉnh thông qua hệ thống kết nối trực tuyến, để lực lượng quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 cả nước nhận thông tin kịp thời, Văn phòng thương trực có thể trực tiếp chỉ đạo các Cục Quản lý thị trường để nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Quản lý thị trường Hà Giang chung tay hỗ trợ các hộ nghèo
14:12' - 16/06/2020
7 hộ nghèo đặc biệt khó khăn trên địa bàn Hà Giang vừa được Cục Quản lý thị trường Hà Giang trao tiền hỗ trợ với tổng số tiền là 420 triệu đồng
-
Hàng hoá
Quản lý thị trường Bình Phước tạm giữ 1,75 kg pháo nổ
19:05' - 15/06/2020
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bình Phước vừa phát hiện và thu giữ 1,75 kg pháo nổ gồm 350 viên dạng hình cầu, đường kính 2,7cm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.