Hợp tác kinh tế sẽ mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam và Ba Lan
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan do Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan tổ chức tại Warsaw, Ba Lan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và chúc mừng những thành tựu kinh tế mà Ba Lan đạt được thời gian qua, đó là nhờ sự linh hoạt và chiến lược phát triển bền vững nền kinh tế đất nước.
"Các bạn đã và đang khẳng định được vị thế, tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và thế giới, trong quá trình hội nhập và chuyển đổi nền kinh tế, đã đưa Ba Lan trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh với nhiều điểm sáng về công nghệ và công nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong lĩnh vực IT, Ba Lan được coi là trung tâm công nghệ thông tin của châu Âu với các thành phố nổi danh như Warsaw, Krakow, Wrolaw và Gdansk - nơi hội tụ nhiều công ty công nghệ lớn (từ các starup đến các tập đoàn toàn cầu như Google, IBM, Microsoft...).
Ba Lan còn được biết đến là quốc gia có nhiều thành tựu về phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo như sản xuất ô tô, đóng tàu, sản xuất điện tử và máy móc thiết bị điện, công nghiệp khai khoáng, hóa dầu, và chuyển đổi năng lượng với các giải pháp năng lượng sạch và công nghệ xanh tiên tiến.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, những năm qua Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của khu vực và thế giới; đồng thời, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện tại, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; top 20 về thương mại quốc tế và top 15 về thu hút FDI hàng đầu thế giới, cùng với không khí đầu tư kinh doanh rất sôi động, được xem là một trong những "công xưởng" của thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các thế mạnh về dân số đông, chính trị ổn định; an ninh được đảm bảo; có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động, khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và hội nhập tốt, cùng với lợi thế về mặt bằng sản xuất sẵn có và thị trường tiêu thụ rộng lớn (bao gồm thị trường nội địa trên 100 triệu dân với sức mua khá lớn và thị trường của gần 6 tỷ người tiêu dùng trong 17 Hiệp định thương mại tự do (song phương và đa phương) mà Việt Nam là thành viên). Về hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước, Ba Lan là đối tác thương mại lớn thứ 8, nhà đầu tư lớn thứ 9 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu. Thời gian qua, thương mại song phương giữa hai nước luôn tăng trưởng đều đặn ở mức 2 con số (năm 2024 là 21,4%.) Về đầu tư, tính luỹ kế tới hết tháng 12/2024, Ba Lan hiện có 33 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 500 triệu USD. Việt Nam cũng đã có 4 dự án đầu tư tại Ba Lan với tổng số vốn đăng ký 3,6 triệu USD . Những thành tựu đạt được là đáng ghi nhận và tự hào, là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Ba Lan trong gần 75 năm qua. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong hợp tác về kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.Đặc biệt, thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; rủi ro về sự gián đoạn chuỗi cung ứng và những khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu ngày càng gia tăng, đặt ra mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế của mỗi quốc gia.
Trước bối cảnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, những nền kinh tế mở, hội nhập sâu như Việt Nam và Ba Lan cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và chuyển đổi năng lượng để cùng ứng phó và nâng cao sức chống chịu của mỗi nền kinh tế. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương giữa hai khối ASEAN và EU sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và Ba Lan.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thông tin tới diễn đàn kết quả của cuộc họp tham vấn hợp tác kinh tế song phương Việt Nam - Ba Lan lần thứ 2, diễn ra vào 16/1 theo giờ Ba Lan dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan.
Tại cuộc họp tham vấn, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan đã thông báo tin vui là Ba Lan bắt đầu thủ tục phê chuẩn nội bộ Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa EU và Việt Nam (EVIPA). "Tôi đánh giá cao quyết định trên và hoàn toàn tin tưởng rằng, khi hiệp định quan trọng này được thông qua, sẽ tạo ra tác động song trùng và đột phá mới, thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Ba Lan nói riêng và EU nói chung tăng cường mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực mà Ba Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: các ngành công nghiệp kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, phần mềm, công nghệ nano và dịch vụ về logistics, chuyển đổi năng lượng xanh...", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá và kỳ vọng. Cũng theo Bộ trưởng, hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng và các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, mới nổi như chíp bán dẫn, dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật, điện toán đám mây... nhằm xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, sạch và phát triển bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, tàu điện ngầm, sân bay, cảng biển, trung tâm tài chính quốc tế. Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng xanh hóa, phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới; tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân nhằm đa dạng hoá, ổn định nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng GDP từ 8% đến 10% mỗi năm, tăng trưởng điện năng của Việt Nam phải đạt mức từ 12-16%/năm trở lên. Hiện nay, về nguồn, tổng công suất hệ thống điện đạt gần 80.000 MW, nhu cầu điện năng của Việt Nam đến năm 2030 sẽ cần gấp đôi công suất hiện tại, và đến năm 2050, con số này sẽ phải gấp 5 lần.Tương ứng nguồn, hệ thống truyền tải để giải tỏa công suất liên miền và nội miền đều phải được quan tâm đầu tư. Giai đoạn từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần 14-16 tỷ USD/năm, từ sau năm 2030 phải cần từ 16-18 tỷ USD/năm mới bảo đảm an ninh năng lượng điện.
Đây là những lĩnh vực mà Ba Lan có thế mạnh với bề dày kinh nghiệm và công nghệ hiện đại. Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mong muốn các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực này thời gian tới. Qua đó, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Ba Lan ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam khẳng định, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành của Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng của Ba Lan để bảo trợ và làm cầu nối hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, triển khai các hoạt động đầu tư, hợp tác đầu tư trong tương lai. "Bộ Công Thương cam kết sẽ luôn chia sẻ, đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và tương xứng với mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước để hỗ trợ các doanh nghiệp Ba Lan đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam, bởi thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi", Bộ trưởng cam kết và bày tỏ mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng của Ba Lan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam (trong đó, có doanh nhân người Ba Lan gốc Việt) nghiên cứu, đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh và trở thành điểm hấp dẫn cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng hơn nữa vào thị trường châu Âu.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Ba Lan - Việt Nam
08:26'
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, chiều 17/1 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn doanh nghiệp Ba Lan-Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược
19:29' - 17/01/2025
Sáng 17/1, tại thủ đô Vácsava, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Vácsava, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Ba Lan đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế song phương
08:47' - 17/01/2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam - Ba Lan có tiềm năng tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA để Ba Lan trở thành cầu nối cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập và phát triển ở thị trường EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Không ngừng được thúc đẩy lên tầm cao mới
10:02'
Quan hệ hai nước không ngừng được coi trọng thúc đẩy, mở rộng và đi vào chiều sâu đã phản ánh tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu
08:12'
IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 lên 3,3% trong năm nay, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó vào tháng 10/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025
10:40' - 17/01/2025
Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc mong hai nước cùng tiến về phía trước
08:44' - 17/01/2025
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã phỏng vấn ông Lâm Lập Văn, một nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và “Năm giao lưu Nhân văn Việt Nam - Trung Quốc”.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam khẳng định tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ
08:41' - 17/01/2025
Là một đối tác có trách nhiệm và tin cậy của LHQ, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ nhằm chung tay ứng phó với những thách thức mới.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Quan hệ song phương đạt nhiều thành quả nổi bật
15:12' - 16/01/2025
Theo Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - ASEAN Hứa Ninh Ninh, thời gian qua, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước lạc quan vào triển vọng hòa bình tại Gaza
08:48' - 16/01/2025
Lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đã đồng loạt bày tỏ sự ủng hộ thỏa thuận, cũng như hy vọng vào tương lai hòa bình tại khu vực này.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu phản đối lệnh bắt giữ
09:53' - 15/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trước khi bị bắt giữ, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã có tuyên bố công khai với công chúng.
-
Ý kiến và Bình luận
Brazil chỉ trích chính sách kiểm duyệt của Meta không phù hợp luật pháp
08:32' - 15/01/2025
Ngày 14/1, Chính phủ Brazil tuyên bố những thay đổi trong chính sách của Meta kích động thù hận và không phù hợp với luật pháp nước này.