Hợp tác lao động Việt-Nhật: Tuyển dụng dưới nhiều hình thức (Bài 2)
Tại Việt Nam, nơi được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao, lao động Việt Nam được tuyển dụng theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức các doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp đến các trường cao đẳng, đại học Việt Nam để tìm kiếm.
Kỹ sư Vũ Lê Bình tại Công ty Koganei Seiki cho biết thường là định kỳ hai năm, công ty sẽ tiếp cận các trường đại học hàng đầu Việt Nam để tuyển dụng lao động. Theo thông lệ, những người có thâm niên như kỹ sư Vũ Lê Bình sẽ đảm nhận việc hướng dẫn các lao động Việt Nam mới được tuyển dụng.
Koganei Seiki luôn tập trung vào các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam, vì vậy các lao động Việt Nam được tuyển dụng đều đủ năng lực để ban giám đốc công ty phân công đảm nhận những công việc có độ khó cao.
Bên cạnh hình thức tuyển dụng đó, số lượng lao động Việt Nam đến Nhật Bản theo chế độ tu nghiệp sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, trong số hơn 240.000 lao động Việt Nam tại Nhật Bản tính đến cuối tháng 10/2017,số lao động đến Nhật Bản theo chế độ tu nghiệp sinh ở mức cao nhất, chiếm tới 43,9%.
Thống kê chính thức cho thấy, đến hết tháng 12/2017, có khoảng 54.000 thực tập sinh và lao động Việt Nam mới, tăng gần 30% so với năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh và lao động Việt Nam tại Nhật Bản lên tới trên 120.000 người.
Thực tập sinh và lao động Việt Nam có ở tất cả 47 tỉnh thành Nhật Bản, nhiều nhất tại tỉnh Aichi với hơn 8.000 người. Đa số thực tập sinh và tu nghiệp sinh có công việc và thu nhập ổn định khoảng trên 24 triệu VND/tháng. Đặc biệt, có những thời điểm, thu nhập của thực tập sinh lên tới gần 56 triệu VND/tháng.
Tuy nhiên, bên cạnh những lao động Việt Nam chăm chỉ có ý thức, một số lao động không quen với công việc phức tạp vất vả, lại bị các đối tượng xấu dụ dỗ lừa tìm công việc nhẹ nhàng hơn và có thu nhập cao hơn, đã sa vào những cách kiếm tiền bất hợp pháp, làm nảy sinh các vụ tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ trốn.
Đây là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn chỉ chiếm 1,5% trên tổng số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, song đã ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam, tạo ra trở ngại nhất định đối với việc tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
Tu nghiệp sinh bỏ trốn chủ yếu làm trong các ngành xây dựng, nhất là ở công trường. Hầu hết các tu nghiệp sinh bỏ trốn đều bị nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ và trục xuất về nước.
Một hình thức tuyển dụng lao động nước ngoài bậc thấp khác mà các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay đang áp dụng, đó là tuyển dụng các du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản, làm công việc bán thời gian.
Khối doanh nghiệp dịch vụ tại Nhật Bản hiện rất khó khăn tuyển dụng lao động do thực trạng khan hiếm lao động trẻ. Việc Chính phủ Nhật Bản cho phép các du học sinh nước ngoài được đi làm bán thời gian tối đa 28 giờ/tuần được xem là một biện pháp giúp các doanh nghiệp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân lực tạm thời.
Du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản được đánh giá là nguồn nhân lực quan trọng trong ngành dịch vụ. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuyển du học sinh nước ngoài từ các trường dạy tiếng Nhật, các trường cao đẳng và đại học tại Nhật Bản, một số doanh nghiệp còn chủ động xây dựng các chương trình tuyển dụng lao động bán thời gian.
Câu chuyện về em Nguyễn Dương Tùng, một trong hai du học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản tặng bằng khen vì dũng cảm bắt trộm đã được đăng tải trên báo chí Nhật Bản. Nhưng điều đáng chú ý hơn đó chính là nghị lực và quyết tâm của em. Tùng sang Nhật Bản theo chương trình học bổng của báo Asahi.
Theo đó, báo Asahi sẽ đài thọ cho các em chi phí sang Nhật, chi phí học tiếng Nhật tại Nhật Bản, cấp nhà ở, sinh hoạt phí cho em trong hai năm, đổi lại em sẽ đi giao báo trong khoảng thời gian đó.
Một ngày bình thường, ngoài thời gian học tại trường tiếng Nhật, Tùng có hai ca giao báo sáng sớm vào 3 giờ sáng và 3 giờ chiều. Trung bình một ngày vừa đi làm và đi học, Tùng chỉ ngủ được khoảng 6 tiếng.
Những buổi sáng trời còn tối mịt, tuyết phủ trắng đường hoặc mưa nặng hạt thực sự là thách thức không nhỏ đối với những thanh niên còn ở tuổi ăn tuổi ngủ như em.
Căn phòng ký túc xá mà Tùng được bố trí ở rất nhỏ, cũ kỹ và không có nhiều vật dụng. Nổi bật nhất trong phòng là tấm bằng khen của phòng cảnh sát Takatsu, tỉnh Kanagawa, địa phương nơi em đang sinh sống.
Sau hai năm du học trường tiếng Nhật bằng học bổng báo Asahi, hiện tại Dương Tùng đã vào được Trường Đại học Nông nghiệp thực phẩm Niiigata, đúng với mong ước. Công việc vất vả, cuộc sống còn thiếu tiện nghi, song Tùng không một lời than vãn. Khuôn mặt em luôn sáng lên nụ cười hiền lành và tin tưởng vào con đường mình đã chọn.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, số du học sinh tại Nhật Bản chiếm 41% số lao động Việt Nam tại Nhật Bản, chỉ xếp sau tu nghiệp sinh. Nhu cầu cao của thị trường lao động Nhật Bản đối với lao động bán thời gian đã tạo điều kiện cho du học sinh nước ngoài dễ kiếm được việc làm thêm.
Tuy nhiên, cùng với áp lực kiếm tiền để trang trải cuộc sống, một số du học sinh làm nhiều hơn so với thời gian quy định của luật pháp. Từ năm 2017, nhà chức trách Nhật Bản siết chặt việc kiểm soát du học sinh nước ngoài làm bán thời gian. Những du học sinh nước ngoài bị phát hiện làm việc quá thời gian quy định đều bị trục xuất về nước.
Chưa bao giờ cơ hội cho lao động nước ngoài tại thị trường Nhật Bản lại nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Nhật Bản là một thị trường lao động dễ dãi. Lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, sang Nhật Bản dưới bất kỳ hình thức nào, đều cần phải có ý thức về một thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, tinh thần học hỏi và tuân thủ luật pháp của nước sở tại./.
>>>Hợp tác lao động Việt-Nhật: Nhiều cơ hội cho người lao động (Bài 1)>>>Hợp tác lao động Việt-Nhật: Định hướng phát triển (Bài cuối)Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Giới trẻ ASEAN tin tưởng công nghệ sẽ tạo việc làm mới
14:49' - 11/09/2018
Theo khảo sát của Tập đoàn SEA (Singapore), 52% trong số những người dưới độ tuổi 35 tại Đông Nam Á tin rằng công nghệ sẽ mở ra cơ hội việc làm mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Nan giải vấn đề việc làm và tăng lương tối thiểu
06:56' - 02/09/2018
Các kế hoạch gây tranh cãi của ông Moon Jae-in đã khiến thị trường việc làm Hàn Quốc trải qua giai đoạn tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008-2010.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Hàn Quốc trong tình trạng "đóng băng"
15:35' - 17/08/2018
Theo báo cáo ngày 17/8 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, tăng trưởng việc làm của nước này thấp nhất trong 8 năm rưỡi qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23' - 17/04/2025
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07' - 17/04/2025
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.