Hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam – Nhật Bản ngày càng hiệu quả
Ngày 25/11, tiếp nối các chương trình làm việc bên lề chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 22-25 tháng 11 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ngài Koichi Haguida, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn Bộ trưởng Koichi Haguida đã dành thời gian tổ chức cuộc làm việc song phương giữa hai Bộ trưởng. Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chúc mừng ngài Koichi Haguida đã được Thủ tướng Fumio Kishida tiếp tục tin tưởng giao phó trọng trách Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sau cuộc bầu cử Hạ viện ngày 31/10/2021.
Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đánh giá cao kim ngạch thương mại song phương đã tăng trưởng trở lại trong 10 tháng năm 2021, tăng 6,4% so với mức giảm gần 1% của cả năm 2020. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản duy trì cán cân thương mại cân bằng, các sản phẩm có tính bổ trợ cho nhau. Để tiếp tục duy trì cân bằng cán cân thương mại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ trưởng Koichi Hagiuda quan tâm, hỗ trợ kết nối để hàng Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản.Bộ trưởng Koichi Haguida cảm ơn những lời chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và khẳng định: Chính phủ Nhật Bản, Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi Việt Nam là đối tác hàng đầu ở khu vực châu Á và trên thế giới.Bộ trưởng Haguida cho biết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là trong lĩnh vực sản xuất ô tô đã gặp phải những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ trưởng mong muốn, Bộ Công Thương tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam khắc phục khó khăn, đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng phục vụ tốt nhất các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Khi phát hiện ca nhiễm COVID-19, các nhà máy, cơ sở sản xuất không phải cách ly toàn bộ hoặc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” mà chỉ khoanh vùng, cách ly ở phạm vi nhỏ nhất. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, bảo hiểm, lao động để hỗ trợ phục hồi sau dịch COVID-19. Các biện pháp này đã và đang giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm các nhà đầu tư Nhật Bản phục hồi mạnh mẽ.Về vấn đề chuyển dịch năng lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam cam kết thực hiện chuyển dịch năng lượng nhằm trung hòa các bon vào năm 2050. Đây cũng là nội dung quan trọng trong Hội đàm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản ngày 24/11/2021.Ngoài ra, Nhật Bản cũng là nước đi đầu trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở châu Á với sáng kiến chuyển dịch năng lượng châu Á, cam kết hỗ trợ 10 tỷ USD cho các nước ASEAN để thực hiện mục tiêu trung hòa cacbon.Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai Bên trao đổi cụ thể, tiến tới ký kết Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Nhật Bản để cụ thể hóa hỗ trợ của Nhật Bản cho quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.Bộ trưởng Haguida đánh giá cao cam kết trung hòa carbon của Chính phủ Việt Nam, coi Việt Nam là nước gương mẫu đi đầu trong ASEAN trong chuyển dịch năng lượng và nhất trí hai Bên sẽ sớm bàn bạc thống nhất lộ trình cụ thể để hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch năng lượng thành công.Về phát triển công nghiệp và kinh tế số, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược chuyển đổi số cũng như tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam coi Nhật Bản là nước phát triển hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực trên.Bộ trưởng đề nghị, Nhật Bản dành thêm các gói hỗ trợ ODA mới cho Việt nam để phát triển hạ tầng kinh tế số cả phần cứng và phần mềm, hỗ trợ phát triển công nghiệp nền tảng và công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Bộ trưởng Koichi Haguida nhất trí với đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số.Trong lĩnh vực công nghiệp, Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp cho Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ, bao gồm xây dựng, triển khai hiệu quả Sáng kiến “Đối tác hợp tác đổi mới công nghệ Việt – Nhật”.Về hợp tác trong khuôn khổ đa phương, hai Bộ trưởng cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ nổi lên, căng thẳng thương mại gia tăng, thương mại toàn cầu suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản và một số các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP vẫn tăng trưởng tích cực. Việt Nam khẳng định sẽ nỗ lực phối hợp với phía Nhật Bản thúc đẩy các thành viên còn lại sớm hoàn tất phê chuẩn và thực thi Hiệp định CPTPP bao gồm Brunei, Chile và Malaysia để Hiệp định CPTPP có thể sớm mang lại lợi ích đầy đủ cho tất cả các nước thành viên CPTPP.Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Koichi Haguida nhất trí khẳng định quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian sắp tới sẽ ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, tiếp tục góp phần quan trọng vào sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai quốc gia../.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Công Thương Việt Nam và tỉnh Wakayama (Nhật Bản) hợp tác thương mại và công nghiệp
18:03' - 24/11/2021
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và ông Yoshinobu Nisaka, Thống đốc tỉnh Wakayama, Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ tăng cường hợp tác ở vực thương mại và công nghiệp giữa Bộ và chính quyền tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).