Hợp tác thương mại Việt Nam – Tunisia còn nhiều dư địa phát triển
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khai thác các tiềm năng hợp tác thương mại với thị trường Tunisia tại khu vực châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Thủ đô Tunis và Trung tâm Xúc tiến Xuất khẩu Tunisia tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến Khai thác tiềm năng hợp tác thương mại Việt Nam – Tunisia 2021 theo hình thức trực tuyến.
Sự kiện thuộc Chương trình Cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021 và đã thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp 2 nước Việt Nam, Tunisia cùng một số doanh nghiệp đến từ Algeria và Senegal quan tâm hợp tác kinh doanh với Việt Nam.
Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, Việt Nam ngày nay đang dần trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với nhiều nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Tunisia chưa biết đến năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại.
Cũng theo ông Lê Hoàng Tài, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, GDP 6 tháng đầu năm của Việt Nam đạt mức tăng trưởng với 5,64%. Đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm nay của Việt Nam đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1%.
Dự kiến, thương mại Việt Nam sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi nhu cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang hồi phục trở lại. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia thành viên đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn.
Mặc dù kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Tunisia gia tăng trong thời gian qua nhưng ông Najeh Ben Abdessalem, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Thủ đô Tunis (Tunisia) cho biết, thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn. Đồng thời, ông Najeh Ben Abdessalem cũng khẳng định, Việt Nam và Tunisia vẫn còn nhiều tiềm năng hợp tác.
Đồng quan điểm với ông Najeh Ben Abdessalem, ông Ghazi Yacoub, Giám đốc Tiếp cận thị trường, Trung tâm Xúc tiến Xuất khẩu Tunisia (CEPEX) cũng đánh giá cao về tiềm năng hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Tunisia.
Ông Ghazi Yacoub cho biết, thương mại của Tunisia với thế giới tăng hàng năm; trong đó, kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng bình quân 4,75%/năm. Tunisia chủ yếu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ…
Những thông tin cho thấy, thị trường Tunissia vẫn còn rất nhiều dư địa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Không chỉ vậy, ông Ghazi Yacoub còn cho biết, doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua Tunisia để tiếp cận thị trường các nước mà Tunisia có hiệp định thương mại tự do như thị trường chung Đông và Nam Phi - COMESA (gần 700 triệu người tiêu dùng). Ngược lại, các doanh nghiệp Tunisia cũng có thể tận dụng Việt Nam như cửa ngõ để đưa hàng hóa sang thị trường các nước ASEAN.
Để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa doanh nghiệp Tunisia với các doanh nghiệp trên thế giới; trong đó, có doanh nghiệp Việt Nam, ông Najeh Ben Abdessalem cho biết, Phòng Thương mại và Công nghiệp Tunisia đã cung cấp cho các công ty của Tunisia các dịch vụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển xuất khẩu, tích hợp các thương hiệu mới và khai thác những cơ hội mới.
Về phía Thương vụ, ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đề xuất, hai nước cần cải thiện khuôn khổ pháp lý như: ký kết các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư; ký kết các biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại; xem xét thành lập Hội đồng kinh doanh giữa Việt Nam và Tunisia; kiện toàn và nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao, các bộ, tổ chức xúc tiến thương mại cũng như: Ủy ban hỗn hợp giữa hai nước để phục vụ cộng đồng doanh nghiệp.
Ngoài ra, Việt Nam và Tunisia cũng cần tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng, cơ hội phát triển hợp tác kinh tế thông qua việc tổ chức các diễn đàn, hội thảo, xuất bản bản tin hoặc sách song ngữ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư bằng cách tổ chức đoàn công tác, hội nghị, diễn đàn, tham gia hội chợ, triển lãm tại mỗi nước. Trao đổi danh sách những lĩnh vực tiềm năng trong việc hợp tác, danh sách công ty uy tín và cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp; giúp công ty của cả hai nước tìm kiếm những đối tác tin cậy…
Đối với doanh nghiệp, ông Hoàng Đức Nhuận đề xuất, cần tăng cường liên hệ với các cơ quan ngoại giao, bộ, ngành, tổ chức xúc tiến thương mại để tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh.
Mặt khác, doanh nghiệp cần tích cực tham gia hơn nữa các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm quốc tế, diễn đàn doanh nghiệp dưới dạng trực tiếp hoặc trực tuyến; ưu tiên gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam và Tunisia cũng cần quan tâm đến những tập quán, thói quen giao thương giữa hai nước… để hợp tác thành công.
Trong khuôn khổ hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới đối tác nhiều loại mặt hàng rau củ quả, các loại hạt, gia vị (quế, hồi...), thủy hải sản, đồ uống (cà phê, sữa...) phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy sản xuất, người tiêu dùng Tunisia nói riêng và châu Phi nói chung./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu trực tuyến sang EU cần chiến lược dài hơi
15:33' - 30/06/2021
Từ ngày 1/7/2021, tất cả hàng hoa được đưa vào EU có nguồn gốc giao hàng từ nước thứ ba đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và phải khai báo hải quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
22:07' - 23/03/2023
Ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ, Trưởng ban Chỉ đạo 743 cho biết, đến thời điểm hiện tại, số giải ngân cho các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố là rất thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cam kết tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài
21:06' - 23/03/2023
Việt Nam cam kết tạo khuôn khổ pháp lý ổn định, minh bạch để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động, mở rộng quy mô và phát triển lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: Tình trạng vắng khách tại chợ, trung tâm thương mại là do đâu?
20:55' - 23/03/2023
Tình trạng vắng khách bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân; trong đó, có tác động từ việc kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ký kết phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
20:50' - 23/03/2023
Ngày 23/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức ký kết quy chế phối hợp với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phát triển
19:25' - 23/03/2023
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã tiếp và làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN với đại diện của nhiều tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải trao Kỷ niệm chương cho Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
18:48' - 23/03/2023
Bộ Giao thông Vận tải tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông Vận tải Việt Nam cho ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng
18:18' - 23/03/2023
Bộ Ngoại giao cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã công bố việc mời lãnh đạo Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng tại Hiroshima, dự kiến diễn ra từ ngày 20-21/5/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn: Thị trường tiêu thụ của Việt Nam ảnh hưởng ra sao?
18:13' - 23/03/2023
Theo Cục Thú y, do Việt Nam chưa xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Lào nên việc Lào dừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ thịt lợn trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia
18:03' - 23/03/2023
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia và các nước có trách nhiệm đóng góp vào mục tiêu chung này.