Xuất khẩu trực tuyến sang EU cần chiến lược dài hơi
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là cơ hội ngày càng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, theo Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ (Bộ Công Thương), doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu tiếp cận một cách bài bản và có chiến lược dài hạn.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tới nay, hoạt động giao dịch mua bán hàng trực tuyến tăng vọt trên thế giới và EU cũng không là ngoại lệ. Người dân EU không chỉ mua hàng và dịch vụ trực tuyến trong nước mà còn mua hàng từ nước thành viên EU khác cũng như từ một số nước ngoài lãnh thổ EU, đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Bởi thế, theo quy định mới của EU, từ ngày 1/7/2021, tất cả hàng hoa được đưa vào EU có nguồn gốc giao hàng từ nước thứ ba đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và phải khai báo hải quan.
Trong bối cảnh giao dịch trực tuyến ngày càng phát triển, quy định mới trên của EU ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng EU và các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng B2C (giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng) trên nền tảng trực tuyến, từ một nước thứ ba ngoài lãnh thổ EU. Tuy nhiên đối với EU, quy định mới trên sẽ góp phần phát triển giao dịch thương mại điện tử theo hướng tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử trong và ngoài EU. Nhận định xung quanh vấn đề này, Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ cho rằng, Trung Quốc sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng đầu tiên khi quy định này có hiệu lực. Bởi, lượng giao dịch xuyên biên giới trên trang web bán hàng của Trung Quốc nhắm đến thị trường EU tăng rất nhanh trong những năm gần đây và sau đó đến Hoa Kỳ, nhất là những giao dịch giá trị nhỏ. Đối với Việt Nam, dù vẫn ở mức khởi đầu nhưng doanh nghiệp cũng đã thành công trong việc xây dựng xuất khẩu trực tuyến sang thị trường EU. Đơn cử như việc 3 tấn vải thiều đầu tiên đã được nhập khẩu sang Đức qua Sàn thương mại điện tử Voso. Đây là chương trình hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương với Sàn thương mại điện tử Voso và Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) để từng bước phát triển ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Theo quy định của EU, các giao dịch mua bán hàng hóa trên nền tảng trực tuyến giữa Việt Nam và EU sắp tới dù vẫn phải trả thuế giá trị gia tăng, nhưng cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu lô hàng giá trị dưới 150 Euro. Nhà cung ứng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa của mình trước người tiêu dùng EU, theo các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU.Theo Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần đăng ký kinh doanh ở một nước EU và nên khai báo các giao dịch theo trang web IOSS (thủ tục nhập khẩu một cửa) của từng nước thành viên. Nếu nhà cung ứng thương mại điện tử không có trụ sở tại một nước EU, cần phải chỉ định một đại diện đăng ký tại EU để thực hiện các thủ tục và nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng.
Cũng theo Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ, thuế giá trị gia tăng cho doanh số B2C được nhập khẩu vào EU sẽ được nộp qua tờ khai thuế hàng tháng ở nước thành viên EU được chỉ định. Sau đó, tờ khai và tiền thuế giá trị gia tăng sẽ được chuyển tới các cơ quan thuế tại quốc gia nơi nhận hàng ở EU. Do đó, các doanh nghiệp sẽ không còn phải đăng ký thuế giá trị gia tăng ở mọi quốc gia EU là nơi họ bán hàng. Nếu sàn giao dịch không thực hiện đăng ký IOSS, các nhà cung ứng dịch vụ logistics như: bưu điện, chuyển phát của EU sẽ thu thuế và phí với dịch vụ mua hàng trực tuyến. Cụ thể, thuế và phí gồm: thuế giá trị gia tăng và phí cho thủ tục khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu. Cho nên, bán hàng trực tuyến từ ngoài EU vào EU sẽ gặp nhiều khó khăn khi chi phí gia tăng khá nhiều. Vì vậy, các chuyên gia thương mại khuyến nghị, các sàn giao dịch có cung ứng hàng đến châu Âu phải nhanh chóng đăng ký IOSS và chỉ định đối tác tại EU để thực hiện nghĩa vụ thuế nếu không người tiêu dùng EU có thể sẽ không mua hoặc không nhận hàng khi bị áp thuế và phí cao lúc nhận hàng. Ở một góc nhìn khác, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và có một chiến lược dài hạn. Thống kê cho thấy, năm 2020, doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 146 tỷ Euro, tăng 35% so với năm 2019 và chiếm khoảng 25,5% doanh số thương mại điện tử của cả châu Âu (573 tỷ Euro). Dự báo năm 2022, doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU sẽ đạt 220 tỷ euro, tức là tăng gấp đôi so với doanh số năm 2019 (108 tỷ Euro); trong đó thị trường Đức tăng 43% đạt 27 tỷ Euro, Pháp tăng 34% đạt 20 tỷ Euro, Tây Ban Nha tăng 30% đạt 10 tỷ Euro, Hà Lan tăng 26% đạt 4,4 tỷ Euro. Tại châu Âu, thị trường Anh là nước ngoài EU có mức tăng trưởng lớn nhất tăng tới 38% đạt 33 tỷ Euro./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu kỳ vọng sức bật mới
15:51' - 29/06/2021
Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng từ 4 - 5% so với năm 2020, các chuyên gia thương mại cho rằng doanh nghiệp cần tổ chức sắp xếp lại chiến lược và định hướng sản xuất kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Tăng khả năng cạnh tranh cho thực phẩm Việt
17:48'
Ngoài nguyên liệu, sản phẩm, bao bì cũng đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường.
-
DN cần biết
Thêm 1 doanh nghiệp thuê đất làm khu bảo dưỡng máy bay ở Long Thành
15:47'
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định cho Công ty TNHH Phục vụ mặt đất Sài Gòn - Long Thành thuê đất để xây dựng khu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện hàng không tại sân bay Long Thành.
-
DN cần biết
Cung vượt cầu, khó khăn vẫn đeo bám ngành xi măng
17:09' - 09/04/2025
Cung vượt cầu khiến các dây chuyền sản xuất xi măng trong cả nước chỉ hoạt động khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám ngành này và cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
-
DN cần biết
Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết
12:46' - 09/04/2025
Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.
-
DN cần biết
Việt Nam chia sẻ thực tiễn về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu tại WTO
12:27' - 09/04/2025
Từ ngày 3/4, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức phiên họp thường kỳ tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ.
-
DN cần biết
EFPIA cảnh báo khả năng chuyển chuỗi sản xuất dược phẩm sang Mỹ
09:58' - 09/04/2025
Liên đoàn các ngành công nghiệp và hiệp hội dược phẩm châu Âu (EFPIA) cảnh báo hoạt động nghiên cứu và sản xuất dược phẩm sẽ ngày càng có khả năng hướng đến Mỹ.
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.