Hợp tác xã "bắt tay" doanh nghiệp phát triển chuỗi giá trị lúa gạo
Những năm qua, nông dân nói chung và hợp tác xã sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng, hàng năm luôn gặp phải khó khăn do tình trạng được mùa mất giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ thu mua lúa tại kho và thu mua chủ yếu thông qua các thương lái. Từ đó, nông dân hay bị thương lái ép giá, kéo dài thời gian thanh toán, thậm chí có nông dân bị quỵt tiền lúa.
Theo ông Nguyễn Văn Thế, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang, từ năm 2015 đến nay, để có được vùng nguyên liệu xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp đã trực tiếp xuống ký hợp đồng mua lúa với từng hộ nông dân.Do doanh nghiệp không ký hợp đồng với hợp tác xã nên tình trạng phá hợp đồng "bẻ kèo’ giữa doanh nghiệp và nông dân, do giá lúa không ổn định hoặc thương lái đưa giá ảo để phá giá và cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp, gây mất ổn định tại địa phương.
Thực hiện Đề án "Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức lan tỏa" của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Kiên Giang về xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang đã chủ động, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể, địa phương giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu gạo xuống hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho thành viên hợp tác xã. Việc thực hiện khâu tiêu thụ trong chuỗi liên kết thời gian đầu gặp không ít khó khăn do thành viên hợp tác xã đã quen sản xuất lúa theo phương thức thông thường, khi sản xuất theo chuỗi phải canh tác theo quy trình nên thành viên e ngại.Thành viên sợ không đảm bảo năng suất do phải sử dụng giống lúa mới và tên loại vật tư nông nghiệp mới, lạ theo yêu cầu của doanh nghiệp; hoặc sợ bị doanh nghiệp "bẻ kèo" nên thành viên hợp tác xã chưa tích cực tham gia.
Mặt khác, cán bộ quản lý hợp tác xã đa số là những người có tâm huyết, có uy tín trong cộng đồng được thành viên bầu lên, nên đa số là lớn tuổi và trình độ, năng lực hạn chế nên chưa đủ khả năng để thực hiện được các khâu trong chuỗi liên kết. Một số cán bộ thì sợ trách nhiệm, đụng chạm nên ngán ngại không muốn tham gia. Bên cạnh đó, để thực hiện được chuỗi liên kết, hợp tác xã phải thực hiện tốt khâu cung ứng đầu vào để đảm bảo thực hiện đồng loạt các dịch vụ như: thủy lợi, làm đất, lúa giống, gieo sạ, vật tư nông nghiệp, thu hoạch... nhưng hiện đa số các hợp tác xã chỉ thực hiện được một dịch vụ thủy lợi. Để xây dựng được chuỗi liên kết trong các hợp tác xã sản xuất lúa, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang đã chủ động tham mưu với Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể tỉnh, có kế hoạch chỉ đạo các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai cụ thể hóa các chính sách để hỗ trợ hợp tác xã phát triển. Liên minh Hợp tác xã tỉnh tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang với các sở, ban ngành liên quan và địa phương trong quản lý và định hướng phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, Liên Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh thực hiện tốt trong tư vấn trong quản lý, điều hành, hỗ trợ các hợp tác xã từng bước để thực hiện được chuỗi liên kết như: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về các chuyên ngành quản trị nội dung được cụ thể hóa và sát với hợp tác xã cho đối tượng là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc và kế toán; tư vấn cho cán bộ quản lý về kỹ năng tổ chức thực hiện các dịch vụ để thực hiện các khâu cung ứng đầu vào - sản xuất - thu gom - tiêu thụ nông sản trong chuỗi liên kết. Đối với khâu tiêu thụ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang trực tiếp hỗ trợ hợp tác xã qua việc chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương tổ chức hội thảo tại hợp tác xã để thành viên và doanh nghiệp trực tiếp gặp gỡ đối thoại, thỏa thuận mua - bán và đi tới thống nhất ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang và các sở, ngành, địa phương với vai trò làm trung gian, cầu nối, tư vấn giúp cho thành viên và doanh nghiệp thượng lượng, mua - bán. Riêng Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm tư vấn giúp hợp tác xã xây dựng hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp. Với cách làm trên, hàng năm, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ được 219 hợp tác xã sản xuất lúa, với tổng diện tích 37.273 ha tham gia vào chuỗi liên kết; trong đó, có 9 hợp tác xã có doanh nghiệp xin gia nhập làm thành viên, góp vốn điều lệ; có 2 hợp tác xã liên kết với nhau. Số hợp tác xã còn lại đã chỉ làm dịch vụ thủy lợi, khâu sản xuất và khâu tiêu thụ.Theo Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Thế, việc hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và được doanh nghiệp tham gia làm thành viên, làm cán bộ quản lý, ngoài việc doanh nghiệp không yêu cầu phải chia lãi và phải trả lương mà hợp tác xã còn được doanh nghiệp đầu tư vốn san lấp mặt bằng, lúa giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn quy trình sản xuất lúa an toàn, tiếp cận được trình độ quản lý doanh nghiệp; định hướng trong sản xuất kinh doanh.
Từ đó, thành viên hợp tác xã an tâm được ổn định đầu ra, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi là có được vùng nguyên liệu ổn định, có chỉ dẫn địa lý sẽ thuận lợi hơn trong việc cạnh tranh trên thị trường gạo quốc tế. Đến đầu năm 2020, tỉnh Kiên Giang có 451 hợp tác xã, với 59.024,1 ha canh tác, chiếm 14,16% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh; có 52.795 hộ thành viên, chiếm 14,5% số hộ của tỉnh và tạo việc làm cho 9.443 lao động thường xuyên và lao động thời vụ; trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 399 hợp tác xã; lĩnh vực phi nông nghiệp có 52 hợp tác xã./.>>>Việt Nam có thể thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
- Từ khóa :
- kiên giang
- lúa gạo
- chuỗi giá trị lúa gạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết chế biến sản phẩm
18:12' - 06/11/2019
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh việc ngày có càng nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư và tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng chuỗi liên kết cho ngành yến để phục vụ xuất khẩu
21:08' - 27/09/2019
Chiều 27/9, tại Tp.Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tổ chức Hội nghị tăng cường quản lý và xây dựng chuỗi liên kết cho ngành yến để phục vụ xuất khẩu tổ yến.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu phục hồi sau thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông
16:12'
Phiên 27/11, gá dầu tăng nhẹ tại châu Á, khi thị trường đang đánh giá tác động của thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, cũng như cuộc họp sắp tới của OPEC+.
-
Hàng hoá
Nhiều thương hiệu giảm giá lớn dịp Black Friday nhưng lượng mua vẫn chưa nhiều
14:33'
Chỉ vài ngày nữa là đến ngày 29/11 ngày “thứ Sáu đen tối” (Black Friday) - Ngày mà người tiêu dùng chờ đợi nhất trong năm khi các thương hiệu thời trang đua nhau khuyến mãi để kích cầu mua sắm.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày mai 28/11
10:13'
Tại kỳ điều hành ngày mai 28/11, giá xăng được dự báo đảo chiều tăng từ 1,3 - 1,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê tiếp tục lên đỉnh do lo ngại nguồn cung từ Brazil
08:38'
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua, phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới nối dài đà giảm
08:22'
Trong phiên giao dịch 26/11, giá dầu thế giới tiếp tục nối dài đà giảm của phiên trước, sau khi Israel đồng ý thỏa thuận ngừng bắn với phong trào Hezbollah.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58' - 26/11/2024
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07' - 26/11/2024
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.