Hướng dẫn sử dụng thẻ thu phí tự động không dừng

12:12' - 26/01/2022
BNEWS Hiện nay Việt Nam có mấy loại thu phí tự động không dừng, lợi ích của việc thu phí không dừng như thế nào đang mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người và dân dịp Tết Nguyên đán này.

Những ngày gần đây, hàng trăm xe ô tô dán thẻ ePass thu phí tự động không dừng đi qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do không đọc được thẻ nên không qua được trạm thu phí.

Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (Công ty VDTC) vừa có văn bản đề nghị làm rõ nguyên nhân xe dán thẻ ePass bị sự cố tại các trạm kín thuộc các tuyến cao tốc này.

Vậy thu phí tự động không dừng là gì, có mấy loại thu phí không dừng và ưu nhược điểm ra sao?

1. Các loại thẻ thu phí không dừng tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại thẻ thu phí không dừng. Đó là thẻ ePass của VDTC và thẻ e-Tag của VETC

1.1. Thẻ định danh e-Tag của VETC

VETC là thương hiệu thu phí không dừng của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thu phí tự động VETC. Công ty bắt đầu triển khai và cung cấp dịch vụ thu phí không dừng từ năm 2015.

Tương tự như ePass, thẻ e-Tag là thẻ định danh được dán trên kính, đèn xe giúp chủ phương tiện đi qua trạm thu phí không dừng dễ dàng. 

1.2. Thẻ định danh ePass của VDTC

VDTC có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam. Đây là công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Đây là loại thẻ được dán trên kính hoặc đèn xe, nhằm mục đích nhận diện phương tiện giao thông tự động và trừ tiền vé vào tài khoản đã đăng ký khi qua trạm ETC. 

Khi sử dụng dịch vụ của VDTC, khách hàng được dán thẻ ePass miễn phí lần đầu. Từ lần thứ hai trở đi, phí dán là 120.000 đồng/thẻ. Trường hợp lỗi dán thẻ do nhân viên VDTC, khách hàng được miễn phí dán lại.

2. Ưu điểm của hình thức thu phí không dừng:

Tiết kiệm thời gian di chuyển: Sử dụng thu phí không dừng nhanh hơn gấp 60 lần so với thu phí một dừng.

Tiết kiệm nhiên liệu, tăng tuổi thọ của xe: Do không phải dừng đỗ và tăng tốc trở lại.

Lái xe thoải mái hơn: Vì không cần dừng lại, xếp hàng chờ mua vé, thanh toán tiền.

Giảm ùn tắc tại trạm thu phí (đặc biệt là vào giờ cao điểm)

Giảm tai nạn (ước tính khoảng 20%)

Giảm thanh toán tiền mặt, hạn chế dịch bệnh…

3. Công nghệ này hoạt động như thế nào?

Mỗi chip nhớ trong thẻ E-tag sẽ chứa một mã số mang thông tin về xe và chủ phương tiện.

Khi xe qua trạm thu phí, đầu đọc số sẽ đọc mã số này và truyền về PC/PLC.

Mã số này sẽ được PC so sánh với mã số có sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy tính.

Toàn bộ thông tin về xe được Visual Basic chuyển về máy tính và hiển thị lên giao diện HMI.

Hệ thống tự động đối chiếu các thông tin xe và kiểm tra tài khoản của chủ phương tiện. Nếu thông tin đúng và tài khoản có đủ tiền thì chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ tiền qua trạm của xe.

4. Hình thức thu phí không dừng

Hình thức thu phí không dừng có thể áp dụng cho cả hệ thống thu phí kín và hệ thống thu phí hở.

Hệ thống thu phí kín: Việc thu phí diễn ra khép kín và được tính từ lúc xe qua trạm vào đến trạm ra. Khi tới trạm vào, hệ thống sẽ tự động nhận diện xe và thông tin tải trọng rồi nâng barrier cho qua. Đến trạm ra, hệ thống sẽ tiếp tục nhận diện xe và trừ tiền vào tài khoản thu phí ETC rồi cho xe đi qua.

Hệ thống thu phí hở: Việc thu phí diễn ra theo kiểu mở với một trạm thu phí. Tại trạm thu phí này, hệ thống sẽ nhận diện xe tự động, tải trọng, trừ tiền vào tài khoản thu phí ETC rồi nâng barrier cho xe đi qua. 

Hệ thống thu phí hở chỉ có một trạm đảm trách cả hai khâu là xác định tải trọng xe và thanh toán

Hệ thống thu phí hở chỉ có một trạm đảm trách cả hai khâu là xác định tải trọng xe và thanh toán

5. Đăng ký ePass của VDTC và thẻ e-Tag của VETC 

Chủ phương tiện cá nhân có thể đăng ký trên website của ứng dụng hoặc tải app ePass trên kho ứng dụng App Store (đối với hệ điều hành iOS) hoặc CH Play (đối với hệ điều hành Android) về máy điện thoại di động và làm theo hướng dẫn, hoặc có thể đến các điểm dịch vụ tại trạm BOT, Viettel Post, Viettel Store, điểm dán thẻ lưu động gần nhất để đăng ký dán thẻ ePass.

6. Số dư tối thiểu trong tài khoản ePass và e-Tag

Điều kiện cần là trong tài khoản giao thông của khách hàng phải có số dư tối thiểu một lần phí qua trạm. Để hỗ trợ khách hàng trong việc nạp tiền vào tài khoản được dễ dàng hơn, các đơn vị đã triển khai rất nhiều kênh nạp tiền như nạp tiền mặt, qua tài khoản ngân hàng liên kết hoặc nạp tiền qua cổng thông tin khách hàng. Số tiền nạp sẽ ngay lập tức được chuyển vào Tài Khoản Giao Thông của khách hàng.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục