Hướng tới nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên mức "Đầu tư "
Phát biểu tại Hội nghị phổ biến Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030, diễn ra ngày 13/5 tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia là kết quả của việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường hệ thống tài chính - ngân hàng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Đồng thời, là kết quả của các bộ, ngành trong việc trao đổi, chia sẻ các thông tin cập nhật với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Theo ông Trương Hùng Long, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã hợp tác chính thức cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất và có uy tín trên thế giới là Moody’s, S&P và Fitch Ratings. Nhận thức được tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
Giai đoạn 2013 - 2021, hệ số tín nhiệm và triển vọng xếp hạng liên tục được cải thiện qua các năm, góp phần giúp Chính phủ mở mang các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại đa dạng hóa nguồn tài chính; giúp đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam. Đến tháng 4/2022, các tổ chức xếp hạng đều đánh giá triển vọng tín nhiệm của Việt Nam ở mức Tích cực với định mức tín nhiệm Ba3 (Moody’s) và BB (S&P, Fitch Ratings). Ông Trương Hùng Long cho biết, các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam là do tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức bền vững. Sức mạnh tài khóa được đánh giá tương đương với các nước ở mức tín nhiệm Đầu tư nhờ thành quả củng cố tài khóa, tăng cường hiệu quả quản lý nợ công và đảm bảo khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước. Nợ trong nước có xu hướng tăng với nợ nước ngoài chủ yếu là các khoản vay ODA, vay ưu đãi; bền vững nợ được củng cố bởi điều kiện vay thuận lợi; vị thế đối ngoại vững chắc, củng cố đệm dự trữ ngoại hối. Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam bà Michele Wee cho biết, việc duy trì hiệu quả kinh tế và nợ Chính phủ liên tục thấp hơn so với các nước ASEAN, tài khoản vãng lai ổn định và khả năng vượt trội của dòng vốn FDI bấp chấp cú sốc đại dịch. Cùng với đó là triển vọng tích cực hiện nay phản ánh tiềm băng tăng trưởng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sức mạnh tài khóa ngày càng tăng… là những yếu tố thúc đẩy nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo bà Michele Wee, năm 2021 cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm đều điều chỉnh triển vọng về Việt Nam lên Tích cực, chuỗi hành động đánh giá này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trên toàn cầu được cả 3 tổ chức xếp hạng tính nhiệm đánh giá có triển vọng Tích cực. “Điều này phản ảnh quan điểm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về mức tăng trưởng vượt rội của Việt Nam so với các nước đồng hạng và khả năng phục hồi tài chính công bất chấp đại dịch”, bà Michele Wee nói. Tại “Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt đã đề xuất mục tiêu phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng Đầu tư.Để đạt được các mục tiêu của đề án, ông Trương Hùng Long cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh về hồ sơ tín nhiệm như sức mạnh kinh tế, tài khóa. Đồng thời, tiếp tục cải thiện các chỉ tiêu về sức mạnh quản trị và thể chế, khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, các chỉ tiêu xếp hạng toàn cầu.
“Việc tiếp tục cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong thời gian tới theo mục tiêu đặt ra của đề án sẽ cải thiện hồ sơ tín dụng của Việt Nam, tạo hiệu ứng lan toả cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, việc nâng hạng còn góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, bao gồm cả nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam”, ông Trương Hùng Long nói.
Ngoài ra, theo ông Trương Hùng Long, việc củng cố các yếu tố cấu thành xếp hạng tín nhiệm của một quốc gia là động lực chính để cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Ngược lại, việc thường xuyên duy trì đánh giá xếp hạng tín nhiệm sẽ thúc đẩy tiếp tục cải cách sâu rộng các lĩnh vực này. L
iên quan trực tiếp đến vay nợ, việc nâng bậc tín nhiệm góp phần tạo cơ sở vững chắc để Chính phủ và doanh nghiệp vay vốn trong nước và quốc tế với chi phí hợp lý. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi dành cho Việt Nam đang giảm dần.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế tác động đến xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam như cơ cấu lại các ngành và đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, thiếu bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; dư địa tăng thu ngân sách nhà nước hạn hẹp, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khu vực có vốn FDI. Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm gồm doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng chưa đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế…
Ông Phạm Văn Hiếu, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, để cải thiện xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam trong thời gian tới, cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, nâng cao nhận thức về khả năng tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm; cân nhắc rủi ro để định hướng và ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại cũng cho biết, thời gian tới, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, cải thiện chất lượng thể chế, quản trị, công khai minh bạch dữ liệu.
Bên cạnh đó, xây dựng nền tài chính công vững mạnh, mở rộng cơ sở thu bền vững để cải thiện các chỉ số nợ và thúc đẩy củng cố tài khóa, cải thiện cơ cấu và chất lượng của khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước theo hướng tái cấu trúc ngành ngân hàng, giảm thiểu rủi ro nợ xấu, đảm bảo mọi khoản vay của Chính phủ được thanh toán đầy đủ, đúng hạn.
Đại diện Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại cũng khuyến nghị, nên tăng cường hiệu quả, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tăng cường hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia: Kiên trì theo đuổi mục tiêu nâng cao hệ số
16:35' - 09/05/2022
Cục trưởng Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Trương Hùng Long đã có trao đổi với báo chí về vấn đề xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
-
Ngân hàng
SHB được nâng mức xếp hạng tín nhiệm từ ổn định thành tích cực
09:22' - 04/05/2022
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Investors Service vừa nâng mức xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) từ ổn định thành tích cực.
-
Tài chính
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia - Bài 3: Xác lập vị thế tài chính đối ngoại
10:31' - 14/01/2022
Các tổ chức tín dụng quốc tế đều tỏ ra lạc quan về triển vọng của Việt Nam trong việc đạt mức đầu tư đến năm 2030.
-
Tài chính
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia - Bài 2: Triển vọng giúp Việt Nam có vị thế tốt
10:31' - 14/01/2022
Ông Olivier Rousselet - Giám đốc Quốc gia của BNP Paribas Việt Nam và là Giám đốc điều hành của BNP Paribas Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về xếp hạng tín nhiệm quốc gia
-
Tài chính
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia - Bài 1: Nâng xếp hạng tín nhiệm
10:31' - 14/01/2022
Xếp hạng tín nhiệm giúp các nhà phát hành nhỏ cũng như các nhà phát hành lần đầu bao gồm các Chính phủ, chính quyền địa phương, công ty khởi nghiệp tiếp cận các thị trường vốn.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tránh lãng phí trong xử lý tài sản công sau sắp xếp tinh gọn bộ máy
11:12'
Về nguyên tắc, những tài sản cần cho việc phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị phải bố trí, sử dụng tài sản sẵn có để phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
-
Tài chính
Lạm phát tăng tốc tại nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh giữa lo ngại tăng trưởng chậm lại
10:21'
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo của Inegi cho biết giá tiêu dùng tăng trong nửa đầu tháng 4 cao hơn ước tính 3,7% các chuyên gia kinh tế đưa ra.
-
Tài chính
Ấn Độ siết quản lý, giới siêu giàu vẫn đẩy mạnh đầu tư toàn cầu qua kênh mới
07:39' - 25/04/2025
Theo số liệu chính thức, các khoản đầu tư được chuyển ra nước ngoài thông qua những quỹ tại trung tâm tài chính Gujarat International Finance Tec-City (GIFT City) đã tăng hơn gấp ba lần.
-
Tài chính
Khoảng 6.000 xe công dự kiến sẽ được giao cho cấp xã
14:28' - 24/04/2025
Ngày 24/4, tại buổi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Công sản ( Bộ Tài chính) cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 6.000 xe công được cấp cho cấp xã.
-
Tài chính
Sắp có chính sách tín dụng vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
14:19' - 24/04/2025
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành STEM thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội được nghiên cứu, xây dựng.
-
Tài chính
Thái Lan dự kiến bơm 500 tỷ baht vào nền kinh tế
12:31' - 24/04/2025
Bộ Tài chính Thái Lan đặt mục tiêu bơm hơn 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên trên 1,8%.
-
Tài chính
Ngành thuế đã giải quyết cho hơn 4.300 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc
14:22' - 23/04/2025
Theo đó, ngành thuế đã thực hiện giải quyết chế độ cho 4.311 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo quy định của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
-
Tài chính
Bước tiến mới trong kiểm tra tài chính công
08:11' - 23/04/2025
Trong khuôn khổ Tuần lễ Trí tuệ nhân tạo (AI) Dubai, Sở Tài chính Dubai (DOF) đã ra mắt ASCEND – hệ thống hỗ trợ xác minh và khuyến nghị dựa trên AI.
-
Tài chính
Hải quan phát hiện bắt giữ một số vụ buôn lậu, gian lận thương mại
16:03' - 22/04/2025
Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã thu thập thông tin quản lý rủi ro đối với hành khách trọng điểm, chuyến bay trọng điểm.