Xếp hạng tín nhiệm quốc gia - Bài 2: Triển vọng giúp Việt Nam có vị thế tốt
“Các tiêu chuẩn thể chế và chính sách hành chính mạnh mẽ sẽ rất hữu ích để phát triển một khuôn khổ minh bạch cho các công cụ để thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ một cách hiệu quả. Khả năng dự đoán và tính minh bạch trong khuôn khổ chính sách sẽ là chìa khóa cho Việt Nam trong việc vượt qua khủng hoảng. Triển vọng tích cực giúp Việt Nam có một vị thế tốt hơn rất nhiều vào thời điểm hiện tại để hướng tới mục tiêu đạt mức xếp hạng đầu tư trong tương lai gần”.
Đó là quan điểm của ông Olivier Rousselet - Giám đốc Quốc gia của BNP Paribas Việt Nam và là Giám đốc điều hành của BNP Paribas Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về vấn đề này.
Phóng viên: Xin ông cho biết về kết quả điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam có tác động như thế nào đến đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế về Việt Nam?
Ông Olivier Rousselet: Từ năm 2013 đến năm 2021, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam luôn nằm trong có xu hướng tốt lên. Cụ thể là tăng từ B2 lên Ba3 theo đánh giá của Moody’s, từ BB- lên BB theo đánh giá của S&P và từ B + lên BB theo đánh giá của Fitch. Hiện tại, cả 3 tổ chức xếp hạng đều đánh giá Việt Nam có triển vọng tích cực và điều này phản ánh rất đúng về triển vọng tăng trưởng dài hạn cũng như sự phục hồi như kỳ vọng của nền kinh tế mặc dù phải chịu đựng những khó khăn từ đại dịch COVID-19. Triển vọng tích cực giúp Việt Nam có một vị thế tốt hơn rất nhiều vào thời điểm hiện tại để hướng tới mục tiêu đạt mức xếp hạng đầu tư trong tương lai gần. Tuy nhiên, thường có thể mất từ 4-10 năm để đạt được mức xếp hạng đầu tư (BBB) từ mức xếp hạng BB. Thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào các cải cách tổng thể về cơ cấu và kinh tế do chính phủ thực hiện. Những lần nâng hạng tín nhiệm trong 8 năm qua đã cho thấy, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá rất tích cực đối với các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đều nhất trí rằng, Việt Nam có một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, tốc độ tăng trưởng GDP cao và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Họ cũng đánh giá cao sự cải thiện về chỉ số nợ và khả năng chi trả nợ của chính phủ cũng như nền tài chính công ổn định của Việt Nam. Triển vọng tích cực này là minh chứng cho khả năng của Chính phủ trong việc ứng phó với tác động của COVID-19 và các chính sách của Chính phủ đang đi đúng hướng. Phóng viên: Vậy nếu so sánh Việt Nam với một số nền kinh tế mới nổi trong khu vực ASEAN và châu Á về khía cạnh xếp hạng tín nhiệm quốc gia thì có thể rút ra những bài học gì, thưa ông? Ông Olivier Rousselet: Ở góc nhìn của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, để đạt được xếp hạng đầu tư, Việt Nam có thể cần tập trung nhiều hơn vào các yếu tố định tính hơn là các yếu tố định lượng. So sánh với một số tiêu chí xếp hạng của các nước trong khu vực thì một số tiêu chí mang tính định lượng của Việt Nam đã đạt được ở mức xếp hạng đầu tư. Tuy nhiên, một số tiêu chí, yêu cầu cho các quốc gia để đạt được xếp hạng đầu tư lại mang tính chất định tính và chủ quan. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng cần được thuyết phục về các yêu cầu bổ sung để nâng cấp Việt Nam lên vị thế đầu tư. Tôi cho rằng, các bước tiếp theo được đề xuất là Chính phủ cần có các cải cách mạnh mẽ trong các chính sách và khuôn khổ về hành chính công. Đồng thời, cải thiện khả năng dự đoán và tính minh bạch của quá trình ra quyết định chính sách của chính phủ. Các quốc gia có chủ quyền thường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan đa phương như: Ngân hàng Thế giới và IMF để phát triển một khuôn khổ quản trị toàn diện và mạnh mẽ.Cùng với đó, xây dựng khuôn khổ phù hợp và minh bạch để thực thi chính sách tài khóa, tiền tệ một cách hiệu quả; thiết lập một khuôn khổ bền vững để phát triển một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ và đáng tin cậy bên cạnh việc xây dựng một nền tảng thị trường vốn trong nước rộng lớn và đáng tin cậy.
Đặc biệt, cải thiện các tiêu chuẩn về thể chế và củng cố khuôn khổ thể chế và các yếu tố phát triển con người như: việc tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe…; tiếp tục cải thiện các chỉ số về tài khóa, tiền tệ, đối ngoại để đảm bảo có thêm các đánh giá tích cực từ tổ chức xếp hạng.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về triển vọng của Việt Nam trong việc đạt mức đầu tư đến năm 2030 và có khuyến nghị gì cho lộ trình cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong thời gian tới?Ông Olivier Rousselet: Xếp hạng tín nhiệm quốc gia là một đánh giá khách quan và độc lập về mức độ tín nhiệm của một quốc gia. Việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia và đạt được xếp hạng đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho cả khu vực công và tư theo nhiều cách khác nhau.Cụ thể, việc nâng hạng sẽ là một sự công nhận tích cực về sự phát triển kinh tế và chính trị của đất nước trong thập kỷ qua. Cùng đó, việc nâng hạng có thể làm giảm chi phí tài chính cho các hoạt động của Chính phủ và tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, quốc gia này có thể thu hút nhiều vốn FDI hơn vì xếp hạng tín nhiệm cao hơn sẽ làm tăng thêm niềm tin của nhà đầu tư.
Nhìn chung, điều đó có nghĩa là đất nước có nhiều cơ hội hơn để phát triển lâu dài. Đối với khu vực tư nhân, xếp hạng tín nhiệm cao hơn sẽ cho phép quốc gia thiết lập một tiêu chuẩn huy động vốn và tín dụng mới và hiệu quả hơn về chi phí. Do đó, sẽ mang lại lợi ích cho các hoạt động huy động vốn của khu vực tư nhân
Lộ trình được đề xuất sẽ tập trung vào các yếu tố định tính như: cải thiện khả năng dự đoán và tính minh bạch trong việc đưa ra các chính sách của chính phủ và khuôn khổ các chính sách công; cung cấp một khuôn khổ vững chắc để củng cố khu vực tài chính và cải thiện chất lượng tài sản của họ. Đồng thời, tăng cường tính độc lập về hoạt động và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho phép thực thi chính sách tài khóa, tiền tệ một cách hiệu quả và minh bạch; cải thiện các tiêu chuẩn về thể chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước. Phóng viên: Theo ông, những vấn đề nào mà Việt Nam cần tập trung cải thiện để đạt được mục tiêu nâng xếp hạng tín nhiệm, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19? Ông Olivier Rousselet: Việt Nam cần tập trung vào nền kinh tế tăng trưởng bền vững và điều này có thể cho phép đất nước cải thiện GDP bình quân đầu người và thu hút FDI, đặc biệt là sau khi tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu theo COVID-19. Việt Nam cũng cần tiếp tục tăng cường hiệu quả chính sách tài khóa và tiền tệ và ổn định nợ. Điều này sẽ cải thiện tài chính công và giúp đạt được mục tiêu lạm phát thấp. Đồng thời, cần tiếp tục giảm thiểu rủi ro của các sự kiện tín dụng tiềm ẩn và duy trì các nghĩa vụ thanh toán kịp thời. Điều này sẽ thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ để hỗ trợ nền kinh tế ngay từ đầu khi đại dịch mới bùng phát như: Thông tư 01/2020 /TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và khi bắt đầu làn sóng thứ 4 là Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cơ cấu khoản vay đối với các công ty hoạt động trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng. Đồng thời, cung cấp các biện pháp giảm dự phòng cho các khoản vay đó. Các chính sách này đã dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng và đây là một điểm đáng lưu ý đối với các tổ chức xếp hạng. Phóng viên: Vậy, khuyến nghị về chính sách tài khóa - tiền tệ trong phòng chống dịch và phục hồi kinh tế trong giai đoạn tới là gì, thưa ông? Ông Olivier Rousselet: Các tiêu chuẩn thể chế và chính sách hành chính mạnh mẽ sẽ rất hữu ích để phát triển một khuôn khổ minh bạch cho các công cụ để thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ một cách hiệu quả. Khả năng dự đoán và tính minh bạch trong khuôn khổ chính sách sẽ là chìa khóa cho Việt Nam trong việc vượt qua khủng hoảng. Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong thập kỷ qua và ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm đều đưa ra triển vọng tích cực về xếp hạng quốc gia của Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có chủ quyền duy nhất trong ASEAN trong danh mục xếp hạng ‘BB’ đạt được đà xếp hạng tích cực vào năm 2021 và đây là sự phản ánh sức mạnh kinh tế và khả năng phục hồi của quốc gia này. Việc nuôi dưỡng các cơ hội tăng trưởng dài hạn, cải thiện động lực thương mại và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế mạnh hơn và sẽ đưa Việt Nam vào vị thế tốt hơn để đạt được xếp hạng đầu tư trong trung hạn. Phóng viên: Xin cảm ơn ông! Bài 3: Xác lập vị thế tài chính đối ngoại- Từ khóa :
- Bộ tài chính
- xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Sẽ xử lý nghiêm việc bán cổ phiếu không báo cáo
18:27' - 12/01/2022
Bộ Tài chính đã chỉ đạo xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật và ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất liên quan đến FLC bán không báo cáo 74,8 triệu cổ phiếu.
-
Chứng khoán
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố giao dịch sàn HOSE phiên 10/1
20:16' - 10/01/2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính giao VNX chỉ đạo các công ty thành viên khẩn trương báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính tình hình, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố tại HOSE phiên chiều 10/1.
-
Tài chính
Bộ Tài chính công khai tổng thể ngân sách nhà nước năm 2022
14:54' - 03/01/2022
Bộ Tài chính vừa công khai "Báo cáo ngân sách dành cho công dân-dự toán Ngân sách nhà nước năm 2022" nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng nắm bắt các thông tin về ngân sách nhà nước năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giới chuyên gia: Thu từ thuế quan của Mỹ có thể thấp hơn nhiều dự báo
13:17'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định thuế quan sẽ giúp nền kinh tế nước này “giàu có”, song các chuyên gia kinh tế cho rằng số tiền thu về có thể thấp hơn nhiều so với dự báo của Nhà Trắng.
-
Tài chính
IMF lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận tín dụng với Argentina
07:00'
Chính phủ Argentina khẳng định khoản vay IMF sắp tới sẽ không được sử dụng cho mục đích chi tiêu mà nhằm tái cấp vốn cho BCRA. Hiện tại, Argentina đang là "con nợ" lớn nhất của IMF.
-
Tài chính
Hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024 từ ứng dụng eTax Mobile
17:06' - 01/04/2025
Năm nay, cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thời hạn chậm nhất là ngày 5/5/2025.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thị trường đồ cũ trị giá 43.000 tỷ won và thách thức từ chính sách thuế
07:30' - 01/04/2025
Delivered Korea – công ty hỗ trợ khách hàng nước ngoài mua hàng từ các nhà bán lẻ Hàn Quốc, bao gồm cả hàng cũ – đạt giá trị giao dịch 48 tỷ won vào năm ngoái, tăng hơn 200% so với năm trước.
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo trang facebook của Bộ Tài chính
17:36' - 31/03/2025
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
-
Tài chính
Nhiều bộ ngành, địa phương có nguy cơ không hoàn thành gửi báo cáo kiểm kê tài sản công
10:30' - 30/03/2025
Bộ Tài chính cho biết vẫn còn các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc đăng ký đối tượng kiểm kê, chậm so với thời hạn yêu cầu.
-
Tài chính
Hải Dương nâng cao chất lượng đầu tư, thu hút mạnh dòng vốn ngoại
10:22' - 30/03/2025
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 18 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; trong đó có 2 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 74 triệu USD và 16 dự án DDI với tổng vốn đầu tư khoảng 23.614 tỷ đồng.
-
Tài chính
Thị trường tiền tệ toàn cầu khép lại một tuần đầy biến động
14:09' - 29/03/2025
Thị trường tiền tệ toàn cầu vừa khép lại một tuần đầy biến động, khi các đồng tiền chủ chốt phản ứng mạnh trước loạt tín hiệu kinh tế quan trọng.
-
Tài chính
Mỹ tạm ngừng đóng góp tài chính cho WTO
15:16' - 28/03/2025
Theo các nguồn tin thương mại giấu tên ngày 27/3, Mỹ đã tạm ngừng đóng góp tài chính cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).