Hút vốn tư nhân cho tăng trưởng xanh
Chính phủ Việt Nam đang bắt đầu sửa đổi các kế hoạch và khung pháp lý tương ứng, nhằm đạt các mục tiêu về hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã đề ra.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh rất hạn chế, thì nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân mang tính quyết định, đảm bảo thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
* Hoàn thiện dần chính sách
Tại Hội nghị COP26 năm 2021, Việt Nam đã đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, cam kết cân bằng phát thải, đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chính phủ đang bắt đầu sửa đổi các kế hoạch và khung pháp lý tương ứng, nhằm đạt các mục tiêu về hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã đề ra.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh đòi hỏi nguồn lực rất lớn để thực hiện các dự án đầu tư xanh, đổi mới công nghệ, quy hoạch, phát triển hạ tầng cơ sở…, trong khi nguồn lực của nhà nước, đặc biệt là ngân sách cho tăng trưởng xanh lại rất hạn chế. Theo Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển (Ngân hàng Thế giới, 2022), để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 như đã cam kết, Việt Nam cần thêm khoản đầu tư tương đương 6,8% GDP mỗi năm, tương ứng tổng cộng 368 tỷ USD đến năm 2040. Trong đó, nguồn huy động từ khu vực tư nhân khoảng 184 tỷ USD (chiếm 50% tổng nhu cầu). Tuy nhiên, với 80% tiết kiệm tư nhân được chuyển vào khu vực ngân hàng, khả năng đầu tư của khu vực tư nhân sẽ phụ thuộc phần lớn vào hành vi và mức độ sẵn sàng của ngân hàng trong vấn đề cấp vốn cho các dự án liên quan đến tăng trưởng xanh. Theo TS. Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), vai trò của khu vực tư nhân ngày càng được đánh giá cao trong việc xanh hóa nền kinh tế Việt Nam, góp phần đảm bảo thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng xanh. Vì vậy, trong thời gian qua, khung chính sách về thu hút đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện. Có thể kể đến các chính sách hỗ trợ đầu tư đối với khu vực tư nhân đầu tư cho tăng trưởng xanh như: hỗ trợ tài chính, hỗ trợ hạ tầng, kỹ thuật; chính sách thuế, phí về ưu đãi đầu tư thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh… Mặc dù vậy, ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội của CIEM nhận định, các chính sách hiện hành chưa đồng bộ, thiếu ổn định. Một số chỉ tiêu định hướng trong chiến lược, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng chưa phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực, trùng lặp và hiệu quả chưa cao. Chính sách ưu đãi về thuế chưa đủ mạnh để khuyến khích sản xuất, tiêu dùng xanh. Bên cạnh đó, chính sách thuế nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường chưa phù hợp với thực tiễn, số thu từ các sắc thuế này chưa tương xứng với những tổn hại do hoạt động sản xuất, tiêu dùng gây ra… Cùng với đó, một số văn bản có liên quan đến phát triển dịch vụ môi trường còn chậm được ban hành. Các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng của một số dịch vụ môi trường còn thiếu, nhất là các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá cho các loại hình hoạt động dịch vụ môi trường. Hơn nữa, một số chính sách không ổn định, dễ thay đổi, hiệu lực chính sách ngắn ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư.* Cần giải pháp đồng bộ
Để tăng cường thu hút đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh, theo báo cáo nghiên cứu của CIEM gợi ý, Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ, tập trung vào hoàn thiện khung khổ pháp lý, thể chế thu hút các dự án tăng trưởng xanh và bền vững.
Việc hoàn thiện chính sách hướng tới khuyến khích sử dụng tài nguyên hiệu quả, ít phát thải và thân thiện với môi trường, nâng cao khả năng tiếp cận đến các nguồn tài chính xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh, áp dụng công cụ thuế ưu đãi và công nghệ mới đối với hoạt động phát thải nhiều carbon.
Ngoài ra, để tăng cường thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân, nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia các dự án xanh. Ông Lưu Đức Khải đề xuất, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh rõ ràng, đồng thời ban hành tiêu chí, cách phân loại và áp dụng tiêu chuẩn xanh trong các ngành, lĩnh vực. Các bộ, ngành, địa phương công khai thông tin về tác động môi trường của doanh nghiệp, đẩy nhanh quy trình cấp phép, chủ trương đầu tư đối với các dự án xanh. Bà Trần Minh Huế, chuyên viên chính, Vụ Khoa học Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh vẫn cần là ưu tiên hàng đầu với mục đích cuối cùng là xóa bỏ những bất hợp lý về thể chế, từ quy định pháp luật đến bộ máy thực thi, nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật ở Việt Nam. Bà Trần Minh Huế đề nghị Việt Nam nên đẩy mạnh huy động đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị tiên tiến nhưng vẫn phải đảm bảo công bằng và bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân trong nước. Ông Lê Quang Thuận, Trưởng ban, Ban Chính sách Tài chính Doanh nghiệp, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng, Nhà nước chỉ tham gia hoặc hỗ trợ các dự án không có tính khả thi về mặt tài chính nếu không có sự tham gia hoặc hỗ trợ của nhà nước trong các dự án PPP.Đối với các dự án có thể vận hành theo cơ chế thị trường, nhà nước không tham gia trực tiếp mà chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, để dành nguồn lực cho các dự án không đảm bảo khả thi nhưng có hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, đặc biệt là dự án có mức giảm thải khí nhà kính lớn.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đề xuất việc đẩy mạnh và thu hút nguồn lực nhằm cung cấp tài chính cho tăng trưởng xanh thông qua phát triển thị trường trái phiếu xanh kết hợp với đòn bẩy tài chính; điều chỉnh các chính sách thuế và khuyến khích các chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ các nhà đầu tư xanh, áp dụng thuế carbon… “Ưu đãi đầu tư là quan trọng, nhưng đặc biệt cần thiết là tạo dựng được thị trường và môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và công bằng đối với mọi thành phần kinh tế”, nhóm nghiên cứu CIEM đề xuất./.- Từ khóa :
- Nguồn vốn tư nhân
- tăng trưởng xanh
- kinh tế xanh
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Triển khai kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp
14:31' - 30/09/2022
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng xanh sẽ góp phần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế
13:16' - 24/09/2022
Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với mô hình tăng trưởng xanh và tiềm năng thu hút vốn cho tăng trưởng xanh cho Việt Nam là rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Đức thúc đẩy kết nối khởi nghiệp và đầu tư cho tăng trưởng xanh
09:32' - 15/09/2022
Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam là thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.