Hy Lạp chính thức rời khỏi chương trình cứu trợ của châu Âu
Ngày 20/8, Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) thông báo Hy Lạp đã chính thức rời khỏi chương trình cứu trợ cuối cùng kéo dài ba năm của nước này. Song chính phủ Hy Lạp vẫn cần cải cách hơn nữa nhằm gây dựng lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với kinh tế quốc gia.
Trong thông báo, người đứng đầu Ban quản trị ESM, ông Mario Centeno, cho biết ngày 20/8 đánh dấu lần đầu tiên kể từ đầu năm 2010 đến nay, kinh tế Hy Lạp có thể tự đứng vững và sẽ không cần thêm bất cứ chương trình cứu trợ bổ sung nào. ESM đã giải ngân 61,9 tỷ euro trong ba năm qua để hỗ trợ quá trình điều chỉnh kinh tế vĩ mô cho Hy Lạp cũng như hoạt động tái cấp vốn cho các ngân hàng tại nước này. ESM cũng cho biết với sự kết thúc của chương trình cứu trợ, Athens sẽ không cần nhận hơn 24,1 tỷ euro còn lại trong chương trình nữa. Trong khi đó, một số nhà kinh tế cho biết tuy nền tảng cho sự tăng trưởng của Hy Lạp đã thiết lập, song quốc gia này vẫn cần nhiều cải cách về mặt cơ cấu hơn nữa. Trợ lý Giáo sư Theoxaris Grigoriadis thuộc Đại học Freie Universitat Berlin cho biết Hy Lạp đã duy trì nền kinh tế bình ổn và tạo nền tảng cho sự tăng trưởng dài hạn trong tương lai, như cam kết của nước này trong ba chương trình cứu trợ trị giá hàng trăm tỷ euro được ký với các chủ nợ quốc tế từ tháng 5/2010. Hy Lạp đã được biểu dương vì những thành tựu của nước này trong việc thắt chặt quản lý tài chính thông qua các biện pháp khắc khổ được thực hiện trong tám năm qua. Các chỉ số tài chính đều đã được cải thiện một cách ấn tượng với GDP trong quý I/2018 của Hy Lạp tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, Athens vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Chuyên gia Grigoriadis tin rằng hiện Chính phủ Hy Lạp cần đặt trọng tâm vào cải cách và hiện đại hóa của khu vực công. Những cải cách này cũng phải diễn ra đồng thời với việc nâng cao và đa dạng hóa các ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - một yếu tố quyết định quan trọng tới phát triển kinh tế Hy Lạp do tính phức tạp về địa lý và tài nguyên của quốc gia này. Về tính bền vững của nợ công Hy Lạp trong thời kỳ hậu các gói cứu trợ, ông Grigoriadis nhấn mạnh rằng quyết tâm chính trị về vấn đề giảm nợ phải được thực hiện ở cấp độ cao. Trong khi đó, chính phủ Hy Lạp có nhiệm vụ thuyết phục thị trường trái phiếu quốc tế và các chủ nợ châu Âu nhằm gây dựng lại lòng tin vào nền kinh tế Hy Lạp một lần nữa.>>>Hy Lạp ban bố tình trạng khẩn cấp trên đảo Evia vì cháy rừng
- Từ khóa :
- hy lạp
- cứu trợ hy lạp
- cơ chế bình ổn châu âu
- esm
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hy Lạp được giải ngân khoản cứu trợ tài chính quốc tế cuối cùng
10:28' - 07/08/2018
Ngày 6/8, Hy Lạp đã được giải ngân khoản tiền cuối cùng trị giá 15 tỷ euro trong chương trình cứu trợ kéo dài 8 năm nhằm cứu quốc gia này thoát khỏi bờ vực phá sản.
-
Tài chính
EU không có kế hoạch kéo dài chương trình cứu trợ cho Hy Lạp
13:36' - 20/04/2018
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế, Pierre Moscovici, cho biết EU không có kế hoạch kéo dài chương trình hỗ trợ tài chính Hy Lạp, ngoài gói cứu trợ đã lên kế hoạch kết thúc vào tháng Tám.
-
Tài chính
Diễn biến mới nhất của chương trình cứu trợ Hy Lạp
14:17' - 28/03/2018
Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) vừa nhất trí giải ngân khoản tín dụng 6,7 tỷ euro (8,32 tỷ USD) dành cho Hy Lạp, trong khuôn khổ của chương trình cứu trợ quốc tế thứ ba đối với nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.