Hy Lạp trước nguy cơ lặp lại kịch bản mùa Hè 2015
Đã sáu tháng kể từ khi Hy Lạp khởi động các nỗ lực nhằm đạt thỏa thuận với các chủ nợ về một chương trình cắt giảm chi tiêu để tiếp tục được giải ngân một khoản vay mới trong khuôn khổ gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro dành cho nước này. Thế nhưng, cho đến nay, các nỗ lực này vẫn chưa có kết quả.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dự kiến diễn ra vào ngày 28/4 vừa qua đã bị hủy bỏ. Sau cuộc trao đổi qua điện thoại giữa Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, yêu cầu của Athens về việc triệu tập một cuộc họp thượng đỉnh các nước thuộc Eurozone đã bị bác bỏ.
Chủ tịch Tusk chỉ tuyên bố rằng một cuộc họp của nhóm các Bộ trưởng Tài chính Eurozone sẽ diễn ra trong những ngày tới để tránh xảy ra tình trạng không rõ ràng về tình hình Hy Lạp.
Theo đánh giá của báo Le Monde (Pháp), tất cả các điều kiện cho một cuộc khủng hoảng mới ở Hy Lạp đã tương đối đầy đủ: các cuộc đàm phán kéo dài chưa có kết quả, trong khi thời điểm Hy Lạp phải trả nợ cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang tới gần.
Theo nhận định chung, vào tháng Bảy, Athens ít có khả năng thanh toán được khoản nợ nếu không nhận được khoản vay bổ sung. Giữa năm 2015, Hy Lạp đã đứng trước nguy cơ buộc phải rời Eurozone vì những lý do tương tự.
Vài tuần nay, nhiều quan chức cấp cao của một số nước thành viên đã liên tục khẳng định sẽ không để lặp lại kịch bản trên, vào thời điểm mà Liên minh châu Âu (EU) cùng lúc phải gồng mình trước nhiều cuộc khủng hoảng, từ vấn đề người di cư tới cuộc chiến chống khủng bố, hay sự nổi lên của làn sóng dân túy.
Các nước đều muốn giải quyết “vấn đề Hy Lạp” trước tháng Sáu để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh ra đi hay ở lại EU, nhưng vẫn giữ thái độ kiên quyết.
Từ nửa tháng nay, các chủ nợ yêu cầu Hy Lạp phải tiết kiệm thêm khoảng 3,5 tỷ euro (tương đương 2% GDP). Khoản này không được đề cập trong Bản ghi nhớ, đồng thời là một trong những điểm then chốt đang gây bất đồng trong cuộc thảo luận hiện nay.
Chương trình cải cách này sẽ chỉ phải thực hiện nếu như tình hình tài chính của Hy Lạp không đáp ứng được các mục tiêu mà chủ nợ yêu cầu là thặng dư ngân sách sơ cấp 3,5% GDP vào năm 2018.
Nhưng Athens nhấn mạnh luật pháp nước họ không cho phép làm luật dựa trên giả thuyết, đồng thời đề xuất đưa vào thực hiện cơ chế cắt giảm ngân sách tự động trong trường hợp nước này có nguy cơ bị thâm hụt.
Người phát ngôn chính phủ, Olga Gerovassili, đã cáo buộc IMF đang “đặt ra những yêu cầu có thể phá vỡ những nỗ lực của Chính phủ Hy lạp và các thiết chế châu Âu”.
Trên thực tế, Thủ tướng Hy Lạp khó có thể đi xa hơn vì phản ứng mạnh mẽ trong nội bộ đảng cánh tả cầm quyền Syriza. “Phong trào 53”, một cánh chính trị trong đảng do Bộ trưởng Tài chính Euclide Tsakalotos đứng đầu, phản đối các biện pháp không nằm trong Bản ghi nhớ.
Nếu không có 14 phiếu của các nghị sỹ thuộc nhóm này, chính phủ sẽ bị mất thế đa số trong Quốc hội (liên minh cầm quyền chỉ chiếm đa số 153 trên 300 đại biểu).
Do đó, tranh cãi gay gắt với các chủ nợ đang làm dấy lên những đồn đoán về một kịch bản bất ổn chính trị: cải cách chính phủ, bầu cử sớm, thậm chí trưng cầu dân ý.
Chính phủ đã lên tiếng bác bỏ nhưng đang đặt dưới sức ép rất lớn, trong bối cảnh đảng đối lập Phong trào Dân chủ mới giành được chỉ số tín nhiệm ngày càng cao trong các cuộc thăm dò dư luận.
Gói tiết kiệm ngân sách được coi là một bảo đảm nhằm trấn an nhóm các chủ nợ, một bên là ECB, ESM, EC, và bên kia là IMF, thiết chế từ giữa năm 2015 đã do dự không muốn tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp.
Về phía các chủ nợ, nhiều phát biểu đã giảm nhẹ mức độ của vấn đề. Một nguồn tin nhận định vấn đề cần giải quyết liên quan đến các chương trình cải cách rất phức tạp, vì thế cần có thêm thời gian.
Thế nhưng, nghi ngờ vẫn gia tăng nếu như các chủ nợ tiếp tục giữ thái độ cứng rắn, nhất là về triển vọng giảm khối nợ khổng lồ của Hy Lạp, ước tính lên tới 180% GDP.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhân viên ngành truyền thông Hy Lạp đình công phản đối cải cách hệ thống lương hưu
09:58' - 25/04/2016
Ngày 24/4, nhân viên ngành in và truyền thông điện tử trên toàn Hy Lạp đã bắt đầu đợt đình công kéo dài 3 ngày nhằm phản đối chương trình cải cách hệ thống lương hưu
-
Tài chính
Hy Lạp đề nghị chủ nợ nới lỏng "thắt lưng buộc bụng"
14:24' - 21/04/2016
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, để kiến nghị nới lỏng chương trình "thắt lưng buộc bụng".
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: EU trích quỹ nhân đạo khẩn cấp cho Hy Lạp
19:11' - 19/04/2016
Ủy ban châu Âu ngày 19/4 cho biết sẽ trích 700 triệu euro trong quỹ nhân đạo khẩn cấp để cấp cho Hy Lạp từ nay tới năm 2018
-
Kinh tế Thế giới
Hy vọng khơi thông bế tắc trong đàm phán giữa EU-IMF và Hy Lạp trước ngày 1/5
15:48' - 18/04/2016
Thủ tướng Hy Lạp cuối tuần qua nói rằng các cuộc đàm phán về các biện pháp cải cách giữa nước này với các chủ nợ là EU và IMF đang bị trì hoãn có thể kết thúc trước ngày 1/5.
-
Kinh tế Thế giới
IMF khẳng định sẽ không “bỏ mặc” Hy Lạp
17:08' - 15/04/2016
Bà Christine Lagarde ngày 14/4 khẳng định sẽ không “bỏ mặc” Hy Lạp trong việc thương thảo với Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề cải cách kinh tế để được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.