IEA: Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 2,4 độ C nếu không thay đổi chính sách năng lượng
Báo cáo thường niên của IEA nêu rõ: “Hiện nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đang quá cao nên khó đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở 1,5 độ C”.
IEA nhấn mạnh: “Điều này sẽ không chỉ làm trầm trọng thêm tác động của khí hậu sau một năm nắng nóng kỷ lục, mà còn làm suy yếu an ninh của hệ thống năng lượng vốn được tạo ra cho một thế giới mát mẻ hơn, với ít hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn”.
Theo IEA, nếu không giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, khó có thể đạt mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt ở 1,5 độ C. IEA cảnh báo nếu không có những thay đổi thực chất về chính sách trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng khoảng 2,4 độ C trong thế kỷ này.
Báo cáo trên được đưa ra chỉ vài tuần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) từ ngày 3 - 5/11 tới tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), nơi các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tìm cách giảm phát thải và chống biến đổi khí hậu.
Trong báo cáo, IEA cũng nêu một số diễn biến tích cực như “sự gia tăng mạnh mẽ của công nghệ năng lượng sạch” như năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió, ô tô điện và máy bơm nhiệt. Ước tính, số ô tô điện lưu thông trên đường phố sẽ tăng gấp 10 lần hiện nay và công suất năng lượng Mặt Trời trên toàn thế giới sẽ tạo ra nhiều điện hơn toàn bộ công suất điện của Mỹ hiện nay. Báo cáo cũng cho biết tỷ lệ năng lượng tái tạo toàn cầu có thể tăng lên khoảng 50% từ mức 30% hiện nay. IEA lưu ý rằng đầu tư vào các dự án gió ngoài khơi mới cao gấp 3 lần so với đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than và khí đốt mới.
Giám đốc điều hành (CEO) của IEA, ông Fatih Birol khẳng định: "Quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đang diễn ra trên toàn thế giới và không thể ngăn cản. Điều này diễn ra càng sớm càng tốt cho tất cả chúng ta". Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích một số chính phủ đang mở rộng các dự án dầu, khí đốt và than đá nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho nước mình, nhất là kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine.
Báo cáo của IEA đề xuất tăng gấp 3 lần công suất tái tạo toàn cầu và tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Ông Birol cũng khẳng định rằng hợp tác quốc tế là điều tối quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và giúp các quốc gia đang phát triển đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng tại thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Tin liên quan
-
Đời sống
Biến đổi khí hậu gây nắng nóng bất thường ở Nam Mỹ
07:00' - 12/10/2023
Tình trạng ấm lên toàn cầu là nguyên nhân chính gây ra đợt nắng nóng dữ dội thiêu đốt Nam Mỹ trong hai tháng 8 và 9 vừa qua, vốn là thời điểm cuối mùa Đông ở Nam bán cầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghiên cứu cảnh báo gia tăng tử vong vì khí hậu nóng ẩm
15:00' - 10/10/2023
Theo một nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, sự kết hợp giữa điều kiện thời tiết nắng nóng và độ ẩm tương đối cao có nguy cơ làm gia tăng số người tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Đợt nắng nóng bất thường tại Tây Ban Nha
09:29' - 01/10/2023
Ngày 30/9, Cơ quan Dự báo thời tiết Tây Ban Nha cho biết những ngày đầu tháng 10 tại nhiều vùng ở nước này sẽ xuất hiện đợt nắng nóng bất thường.
-
Đời sống
Nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận tháng 9 nóng kỷ lục
15:59' - 30/09/2023
Ngày 29/9, các nước Áo, Pháp, Đức, Ba Lan và Thụy Sĩ thông báo ghi nhận tháng này là tháng 9 nóng nhất từ trước đến nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc
12:33'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cuộc đàm phán với Trung Quốc diễn ra ngày 10/5 tại Thụy Sĩ là "một sự tái thiết lập toàn diện” quan hệ thương mại Mỹ-Trung và đã đạt được tiến bộ lớn.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5
11:39'
Ngày 11/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine nhằm chấm dứt hơn 3 năm xung đột sẽ diễn ra vào ngày 15/5 tới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Ý kiến và Bình luận
Động lực làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Belarus
09:06'
Hơn 30 năm qua, Việt Nam và Belarus đã xây dựng, vun đắp và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp trên cơ sở tin cậy, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau...
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia cảnh báo việc EC nới lỏng quy định liên quan phát triển bền vững
08:47' - 10/05/2025
Kế hoạch của Liên minh châu Âu nhằm nới lỏng các quy định báo cáo liên quan đến phát triển bền vững có thể khiến các doanh nghiệp châu Âu đối mặt với nhiều vụ kiện hơn liên quan đến biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Mỹ
19:54' - 09/05/2025
Thống đốc Fed Michael Barr bày tỏ quan ngại những biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng lạm phát và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giúp thu hồi nợ xấu một cách minh bạch, an toàn
16:17' - 09/05/2025
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chia sẻ làm rõ một số nội dung trọng tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại
10:03' - 09/05/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết trong vòng một tháng tới, Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN cần hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu
07:30' - 08/05/2025
Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường bền vững Malaysia Nik Nazmi Nik Ahmad đưa ra ngày 7/5.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia nhìn nhận thế nào về phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam?
16:23' - 07/05/2025
Các chuyên gia Việt Nam đã và đang trực tiếp tham gia những dự án hạt nhân lớn của Pháp, đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Paris về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).