IEA: Nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm kỷ lục trong năm 2020 do dịch COVID-19
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 15/4 cho biết nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm kỷ lục trong năm 2020 do các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 15/4, IEA cho biết nhu cầu dầu thế giới trong năm 2020 sẽ giảm 9,3 triệu thùng/ngày và riêng trong tháng 4/2020 giảm 29 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2019 xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995. Tuy vậy, theo IEA, các biện pháp đã được thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới và giảm nguồn cung dầu sẽ dẫn tới sự hồi phục “dần dần” trong nửa cuối năm 2020. Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 14/4 cảnh báo dịch COVID-19 đang đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ năm 1930 với dự kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới sẽ giảm 3% năm 2020.IMF cho rằng kinh tế thế giới có thể hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 với mức tăng trưởng 5,8% mặc dù khuyến cáo trong bối cảnh có quá nhiều bất ổn hiện nay thì bất kỳ dự đoán nào cũng chỉ là ước tính ban đầu.
Cùng chung nhận định trên, IEA cho biết kinh tế thế giới đang đứng trước sức ép chưa từng có kể từ sau Đại suy thoái hồi thập niên 1930 và cảnh báo rằng cho dù các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ vào cuối năm 2020 thì việc nhu cầu dầu giảm 9,3 triệu thùng/ngày sẽ “xóa bỏ thành quả của gần một thập niên tăng trưởng”. Theo IEA, giới chức các nước đã có những biện pháp ứng phó mạnh mẽ, khởi động những chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn trị giá nhiều nghìn tỷ USD để đưa nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay. IEA đã hối thúc các nước sản xuất dầu và những quốc gia tiêu thụ dầu sẽ cùng bàn thảo tại diễn đàn của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng hiện nay đối với sự ổn định của thị trường dầu thế giới. Các nước G20 đã nhất trí ủng hộ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu kỷ lục của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, có thể lên tới 20 triệu thùng/ngày theo nhận định của Tổng thống Mỹ Donald Trump. IEA nhận định, các hành động trên của OPEC+ và các nước G20 sẽ chưa thể giúp cân bằng lại thị trường dầu thế giới ngay lập tức song sẽ giảm bớt tình trạng dư cung dầu, qua đó hạn chế phần nào những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay. Riêng trong tháng 4/2020, IEA dự đoán nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm 29 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2019.Sau đó, nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm 26 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2020 và 15 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020.
Trong khi đó, IEA dự đoán chi phí tài sản cố định của ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới trong năm 2020 có thể giảm 32% xuống còn 335 tỷ USD, mức thấp nhất trong 13 năm qua./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng dầu thô của Nga giảm xuống 11,24 triệu thùng/ngày
18:52' - 13/04/2020
Một nguồn tin tiết lộ với hãng tin Reuters, sản lượng dầu của Nga đã giảm xuống còn 11,24 triệu thùng/ngày trong thời gian từ ngày 1-12/4, so với mức trung bình 11,29 triệu thùng/ngày trong tháng 3.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia và Nga nhất trí cắt giảm sản lượng dầu thô 10 triệu thùng/ngày
11:00' - 10/04/2020
OPEC cùng các nước sản xuất dầu hàng đầu khác, còn gọi là OPEC+, Saudi Arabia và Nga đã nhất trí sơ bộ về kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô tới 10 triệu thùng/ngày trong 2 tháng, từ ngày 1/5 tới.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu thô thế giới vẫn ảm đạm
20:29' - 02/04/2020
Giá dầu thế giới tiếp tục đà giảm sâu trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng Tư, sau khi tiếp nhận báo cáo cho hay dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cung vượt cầu, khó khăn vẫn đeo bám ngành xi măng
17:09'
Cung vượt cầu khiến các dây chuyền sản xuất xi măng trong cả nước chỉ hoạt động khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám ngành này và cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
-
DN cần biết
Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết
12:46'
Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.
-
DN cần biết
Việt Nam chia sẻ thực tiễn về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu tại WTO
12:27'
Từ ngày 3/4, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức phiên họp thường kỳ tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ.
-
DN cần biết
EFPIA cảnh báo khả năng chuyển chuỗi sản xuất dược phẩm sang Mỹ
09:58'
Liên đoàn các ngành công nghiệp và hiệp hội dược phẩm châu Âu (EFPIA) cảnh báo hoạt động nghiên cứu và sản xuất dược phẩm sẽ ngày càng có khả năng hướng đến Mỹ.
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.