IEA: Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới năm tới
Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2019, trong bối cảnh kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng mạnh và Bắc Kinh đang dần "giã từ" than đá.
Trong báo cáo hàng năm "Khí đốt 2018" vừa đưa ra, IEA cho biết nhu cầu khí tự nhiên của Trung Quốc trong thời gian từ năm 2017 tới năm 2023 sẽ tăng gần 60% lên 376 tỷ m3, trong đó lượng nhập khẩu LNG sẽ tăng từ 51 tỷ m3 năm 2017 lên 93 tỷ m3.Dự kiến, lượng nhập khẩu LNG trên toàn cầu sẽ tăng từ mức 391 tỷ m3 năm 2017 lên 505 tỷ m3 năm 2023, tăng 114 tỷ m3 (bao gồm mức tăng 42 tỷ m3 của Trung Quốc).
Trong khi xuất khẩu LNG toàn cầu ước tăng 30% vào năm 2023, và Mỹ sẽ trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ hai thế giới, nhờ cuộc cách mạng đá phiến đã làm thay đổi các thị trường năng lượng.
Báo cáo của IEA, có trụ sở tại Paris, nêu bật khả năng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ “khuấy đảo” các thị trường năng lượng toàn cầu, phát sinh từ tình hình căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh thời gian qua.Chính quyền Tổng thống Trump vừa công bố danh sách các mặt hàng có tổng trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc bị áp mức thuế 25%, với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời cảnh báo sẽ áp thuế bổ sung nếu Trung Quốc dùng các biện pháp trả đũa.
Bắc Kinh sau đó có động thái trả đũa bằng cách áp thuế tương tự lên hàng hóa và dầu khí nhập từ Mỹ, cho dù LNG không nằm trong danh sách có thể bị áp thuế.
Kịch bản Trung Quốc leo lên vị trí hàng đầu về nhập khẩu khí đốt và LNG trong năm tới sẽ đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ hai. Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 55% tổng lượng nhập khẩu LNG toàn cầu trong năm ngoái và dự kiến con số này sẽ là 48% vào năm 2023.Nhu cầu LNG tăng mạnh từ ba cường quốc châu Á này chủ yếu là do chính sách của các chính phủ chuyển sang nguồn năng lượng sạch.
IEA dự kiến sản lượng khí đốt tự nhiên trên toàn cầu sẽ tăng 10% lên 4.120 tỷ m3 vào năm 2023, và Mỹ là nước sẽ đóng góp lớn nhất vào mức tăng này. Với phần lớn lượng khí đốt dư thừa sẽ được hóa lỏng thành LNG để xuất khẩu, Mỹ có khả năng trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn thứ hai thế giới vào năm 2023 với 101 tỷ m3, đẩy Australia xuống vị trí thứ ba với 98 tỷ m3 và áp sát vị trí dẫn đầu của Qatar, nước ước xuất khẩu 105 tỷ m3.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản: Động đất gây gián đoạn nguồn cung khí đốt cho hơn 110.000 khách hàng
15:09' - 18/06/2018
Công ty khí đốt Osaka của Nhật Bản cho biết sẽ phải mất khoảng 8-12 ngày mới có thể nối lại nguồn cung khí đốt cho hơn 110.000 khách hàng tại vùng Osaka sau khi trận động đất mạnh 6,1 độ Richter.
-
Doanh nghiệp
Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới
16:35' - 22/05/2018
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết Mỹ vẫn là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới trong năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
EU phụ thuộc vào khí đốt Nga nhiều hơn trước
11:32' - 14/01/2018
Bất chấp việc nhiều lần tuyên bố sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga, Liên minh châu Âu (EU) hiện còn phụ thuộc nhiều hơn so với trước đây vào nguồn khí đốt của "xứ Bạch dương".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.