IMF: Châu Á có thể là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu u ám
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước cho hay sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở châu Á vào đầu năm 2022 đã mất đà do ba "cơn gió ngược", là lãi suất tăng, căng thẳng Nga-Ukraine và tác động của hoạt động kinh tế trầm lắng của Trung Quốc.
Trong báo cáo triển vọng mới nhất, IMF nói rằng "châu Á vẫn là một điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm".
IMF dự đoán tăng trưởng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở mức 4% trong năm 2022 và 4,3% vào năm 2023, cả hai con số này đều dưới mức trung bình 5,5% trong hai thập niên qua. Tuy nhiên, chúng vẫn cao hơn so với dự báo của IMF dành cho châu Âu và Mỹ.IMF dự kiến tăng trưởng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ở mức 3,1% trong năm 2022 và 0,5% vào năm 2023, còn tăng trưởng của Mỹ là 1,6% trong năm nay và 1% vào năm 2023.
Trong một lưu ý, Giám đốc danh mục đầu tư của Tập đoàn dịch vụ tài chính Fidelity, Taosha Wang, nhận định nhìn chung, con đường của châu Á sẽ khác với nhiều nền kinh tế phát triển như châu Âu vì khu vực này đóng vai trò như một "công cụ đa dạng hóa hữu ích”, tách biệt khỏi những khó khăn mà châu Âu đang đối mặt. Ông Wang cho biết điều này cho thấy có nhiều dư địa hơn đối với các chính sách định hướng tăng trưởng trong khu vực châu Á, khác với nhiều nơi khác trên thế giới, nơi lạm phát cao đang buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt các điều kiện tài chính.Đông Nam Á phục hồi mạnh mẽ
IMF cho biết Đông Nam Á sẽ có một năm khởi sắc trong tương lai. Việt Nam đang vươn mình trở thành trung tâm của các nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, trong khi Philippines, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ có thể sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 4% đến 6%. IMF cho biết thêm du lịch ở Campuchia và Thái Lan sẽ khởi sắc.
Theo Ngân hàng DBS, cho đến nay, xuất khẩu từ ASEAN- 6, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore (Xin-ga-po), Thái Lan và Việt Nam, đã vượt trội so với khu vực Bắc Á và các nước còn lại trong khu vực. Giá hàng hóa cao và gián đoạn nguồn cung đã giúp các nhà xuất khẩu như Indonesia. Các nhà phân tích Chua Han Teng và Daisy Sharma của DBS cho biết chỉ số quản lý mua hàng tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nhìn chung đều trên mốc 50, được coi là tăng trưởng, trong tháng 9/2022.Triển vọng u ám của Nam Á
Tuy nhiên, IMF cho hay triển vọng của các nước Nam Á như Sri Lanka (Xri Lan-ca) và Bangladesh (Băng-la-đét) vẫn mờ mịt. Sri Lanka vẫn đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, trong khi ở Bangladesh, căng thẳng Nga-Ukraine và giá hàng hóa cao đã cản trở sự phục hồi của nước này sau đại dịch COVID-19. IMF cho biết các nền kinh tế có nợ cao như Maldives (Man-di-vơ), Lào và Papua New Guinea (Pa-pua Niu Ghi-nê), và những nước đối mặt với rủi ro tái cấp vốn như Mông Cổ cũng đang đối mặt với những thách thức khi thủy triều thay đổi. IMF cho biết đối với Trung Quốc, kinh tế nước này có thể sẽ phục hồi trong năm nay và có thể đạt mức tăng trưởng 3,2% vào năm 2022 trước khi tăng tốc lên 4,4% vào năm 2023 trong trường hợp các chính sách Zero COVID được nới lỏng./.- Từ khóa :
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế
- IMF
- châu á
- kinh tế châu á
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thư ký OPEC: Thị trường dầu mỏ trải qua giai đoạn biến động mạnh
20:13' - 16/10/2022
Ngày 16/10, Tổng Thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ông Haitham al-Ghais nhận định rằng "thị trường dầu mỏ đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh".
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Thống đốc BoK tin tưởng vào khả năng phục hồi của thị trường tài chính
14:22' - 16/10/2022
Hàn Quốc hiện không phải đối mặt với thách thức đảm bảo lượng ngoại hối như các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây và hiện đang duy trì vị thế thanh khoản ngoại hối "ổn định".
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Làm sao để thúc đẩy thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo?
17:49' - 03/12/2024
Thu hút đầu tư phát triển cho khu vực miền núi, hải đảo dù rất được quan tâm nhưng do chính sách thiếu đồng bộ, nhất quán, và thiếu tính đặc thù nên hiệu quả thực thi chưa được như mong muốn.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Khó đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%
17:41' - 03/12/2024
Fed cảnh báo rằng ngân hàng trung ương này có thể không đưa được lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% trong bối cảnh dữ liệu gần đây cho thấy tiến bộ trong việc giảm lạm phát dường như đang "đình trệ".
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Fed nhận định cuộc chiến chống lạm phát đang đi đúng hướng
10:54' - 03/12/2024
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 2/12 nhận định nước này dường như đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu lạm phát dài hạn 2% bất chấp sự gia tăng gần đây.
-
Ý kiến và Bình luận
Ai Cập kêu gọi cam kết tài chính để ngăn chặn thảm họa nhân đạo ở Gaza
09:22' - 03/12/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Badr Abdelatty đã kêu gọi các nước đưa ra cam kết tài chính khả thi để viện trợ cho Dải Gaza.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ hiến bang Hessen (Đức): Việt Nam là đối tác quan trọng trong giáo dục, nghiên cứu và công nghệ
08:34' - 03/12/2024
Sau chuyến thăm Việt Nam từ ngày 26/11 đến ngày 1/12, Thủ hiến bang Hessen (Đức) Boris Rhein đã đưa ra những đánh giá tích cực trong quan hệ gần gũi và hợp tác giữa bang Hesse và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia tại Singapore đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
14:07' - 02/12/2024
Phó Giáo sư Vũ Minh Khương- Giảng viên Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu đã đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
Tranh cãi về dự thảo cắt giảm ngân sách 2025 tại Hàn Quốc
08:43' - 02/12/2024
Dự thảo ngân sách đề xuất tổng ngân sách năm tới đạt 677,4 triệu won (tương đương 485,3 tỷ USD), giảm 4,1 triệu won so với kế hoạch ban đầu của chính phủ.
-
Ý kiến và Bình luận
Người dân Australia được cảnh báo về thời tiết “bất thường” trong 4 tháng tới
09:38' - 01/12/2024
Từ tháng 12/2024 - 2/2025, người dân Australia được cảnh báo sẽ phải trải qua một số ngày và đêm oi bức hơn bình thường ở nhiều khu vực.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Canada khuyến nghị về tác động kinh tế từ thuế quan của Mỹ
16:13' - 30/11/2024
Thủ tướng Canada cho rằng những quyết định thuế quan này không chỉ tác động tiêu cực đến người dân Canada mà còn gây ra ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Mỹ...