IMF công bố chính sách chống tham nhũng mới
Trong một tuyên bố đưa ra sau khi kết thúc Hội nghị mùa Xuân IMF - Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde nêu rõ chính sách mới của IMF sẽ chặt chẽ hơn, đồng thời cũng tập trung giải quyết thực trạng các nước giàu đang góp phần vào "bức tranh" tham nhũng ở các nước đang phát triển bằng việc không ngăn chặn hiệu quả nạn tham nhũng, rửa tiền hoặc cho phép sở hữu công ty ẩn danh.
Chính sách chống tham nhũng mới của IMF dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 tới. Theo các chính sách mới được ban lãnh đạo IMF thông qua hôm 6/4, quỹ này sẽ chú trọng cách thức quản trị được đề cập trong các đánh giá kinh tế thường niên của các nước thành viên.
IMF cũng sẽ dựa trên những phát hiện của các nhà hoạt động minh bạch bên ngoài để xác định các dòng tài chính bất hợp pháp đến và đi từ các nước nghèo.
Mặc dù vậy, IMF sẽ không điều tra các trường hợp tham nhũng cụ thể, mà thay vào đó tập trung vào sức mạnh của các thể chế kinh tế chủ chốt như: quản lý tài chính và ngân hàng trung ương, quy định thị trường, quy định pháp luật, các chính sách liên quan rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
IMF nhận định vấn nạn tham nhũng và quản trị kém đang hủy hoại tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong xã hội, theo đó các khuôn khổ chính sách mới của IMF được kỳ vọng sẽ giữ tất cả các nước thành viên phát triển theo cùng tiêu chuẩn - điều mà tổ chức này thừa nhận rằng trước đây "không phải lúc nào cũng được thực hiện".
Theo bà Lagarde, "tham nhũng đang gây tổn hại cho người nghèo, cản trở cơ hội kinh tế và sự luân chuyển trong xã hội, gây xói mòn niềm tin vào các tổ chức", do đó IMF sẽ "áp dụng một khuôn khổ để tăng cường cam kết về quản trị nhà nước và giám sát tham nhũng, nhằm tạo lập sự tham gia có hệ thống, công bằng, hiệu quả và thẳng thắn với các nước thành viên".
Các phân tích của IMF cho thấy đối với một quốc gia, việc giảm 25 bậc trên chỉ số tham nhũng có thể khiến dự báo tăng trưởng kinh tế thường niên sụt giảm 0,5 điểm phần trăm, dẫn đến tổn hại kinh tế to lớn trong nhiều năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF hối thúc Mỹ và Trung Quốc giải quyết căng thẳng thương mại
19:42' - 22/04/2018
Mỹ và Trung Quốc cần nỗ lực giải quyết bất đồng dựa trên nền tảng thương mại tự do và trong khuôn khổ các thể chế đa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Cánh cửa đàm phán thương mại Mỹ-Trung được để ngỏ sau hội nghị mùa Xuân của IMF và WB
13:44' - 22/04/2018
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo ông đang cân nhắc chuyến thăm Trung Quốc để thảo luận về bất đồng thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị mùa Xuân IMF - WB: Nhật Bản quan ngại về chính sách bảo hộ của Mỹ
13:37' - 21/04/2018
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã bày tỏ quan ngại với người đồng cấp Mỹ Steven Mnuchin về việc Washington hướng tới các chính sách bảo hộ thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị mùa Xuân IMF - WB: Mỹ bị yêu cầu miễn trừ hoàn toàn đánh thuế các sản phẩm của EU
12:31' - 21/04/2018
Ngày 20/4, Pháp đã yêu cầu Mỹ miễn trừ hoàn toàn việc đánh thuế đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu cho Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00'
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/7: Giá USD và NDT biến động nhẹ
08:54' - 10/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 10/7 tại Vietcombank là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán.