IMF đánh giá cao triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam
Nhân dịp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 25-27/6 và làm việc với các thể chế tài chính quốc tế có trụ sở tại thủ đô Washington như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), phóng viên TTXVN tại Washington đã phỏng vấn ông Changyong Rhee, Giám đốc phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của IMF.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Phóng viên: Xin ông cho biết đánh giá của ông về quan hệ giữa Việt Nam và IMF trong thời gian qua và triển vọng trong thời gian tới? Ông Changyong Rhee: Việt Nam là một thành viên rất quan trọng đối với IMF. Mối quan hệ này đã trải qua 60 năm từ khi Việt Nam gia nhập IMF lần đầu tiên vào năm 1956, đặc biệt sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới và chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới thì mối quan hệ giữa Việt Nam và IMF càng được tăng cường, thể hiện qua các tư vấn chính sách của IMF cho Việt Nam. Mối quan hệ đó đã và đang phát triển tốt đẹp cùng với các chuyến thăm và làm việc chính thức của Bà Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde tới Việt Nam trong các năm 2016 và 2017.
Quan hệ Việt Nam - IMF được hình thành và phát triển qua hai kênh. Kênh thứ nhất là tham vấn chính sách cho Chính phủ Việt Nam theo Điều IV của Điều lệ IMF (Article IV Consultions), hay nói một cách đơn giản là đợt kiểm tra thường niên toàn diện sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam.
Trong các đợt tham vấn này, IMF chia sẻ và trao đổi với các bộ ngành hữu quan của Chính phủ Việt Nam về các đánh giá của IMF đối với các chính sách kinh tế của Việt Nam dưới góc độ ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng. Kênh thứ hai là kênh cung cấp các hoạt động tăng cường năng lực và đào tạo.
IMF thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo trao đổi chính sách, cũng như các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, qua đó cán bộ của Việt Nam có thể tham gia tìm hiểu và trao đổi các kinh nghiệm hoạch định chính sách ở cấp độ toàn cầu của IMF và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chẳng hạn như năng lực đảm bảo chất lượng thống kê, quản lý kinh tế.
Tóm lại, trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, quan hệ Việt Nam-IMF vẫn đang tiếp diễn một cách tốt đẹp và chúng tôi thực sự mong muốn rằng dựa trên mối quan hệ đó, IMF có thể góp phần giúp Việt Nam phát triển thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao hơn, hoặc thậm chí là thu nhập cao trong thập niên tới.
Phóng viên: Chúng tôi đã được thông báo rằng Việt Nam hiện đủ điều kiện được hưởng thủ tục rút gọn (LOT) của IMF. Ông có thể cho biết quyết định này được IMF đưa ra trên cơ sở nào? Ông Changyong Rhee: Thủ tục LOT hay còn gọi là Thủ tục rút gọn (Lapse of Time) cho một cuộc họp của Ban Giám đốc điều hành IMF. Đây là một cơ chế mới, giúp tăng cường tính hiệu quả của các cuộc họp Ban Giám đốc điều hành.Ví dụ, trước đây đối với Việt Nam, các báo cáo về Việt Nam đều phải trải qua các khâu từ rà soát chính sách tại các cục, vụ liên quan trong IMF đến đưa ra Ban Giám đốc điều hành họp một cách chính thức và các giám đốc điều hành sẽ tham gia thảo luận.
Tuy nhiên lần này đối với Việt Nam, do kết quả hoạt động kinh tế trong năm vừa qua rất tốt cùng với các đánh giá chính sách của IMF và của bản thân Chính phủ Việt Nam rất tương đồng, không có khác biệt lớn.
Vì vậy, chúng tôi đã quyết định áp dụng thủ tục rút gọn (đẩy nhanh) là không đưa ra họp Ban Giám đốc điều hành một cách chính thức, mà thay vào đó, chúng tôi dành nhiều thời gian hơn cho thảo luận nội bộ. Như vậy, bạn có thể coi việc áp dụng thủ tục rút gọn này như một sự thừa nhận của IMF về kết quả hoạt động kinh tế tốt của Việt Nam trong năm qua.
Phóng viên: Trong một báo cáo gần đây, IMF dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay và 6,5% trong năm tới. Ông nhận định như thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam? Ông Changyong Rhee: Thực tế, nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được kết quả nổi bật, mặc dù chúng tôi dự báo năm nay tăng trưởng chỉ đạt 6,6% nhưng kết quả của quý I vừa qua có vẻ cao hơn dự báo.Tính đến nay, kết quả hoạt động kinh tế vẫn duy trì mạnh mẽ và chúng tôi lấy làm vui mừng về điều này, đặc biệt là dù tăng trưởng cao nhưng lạm phát vẫn được duy trì ở mức thấp tương đối. Tất nhiên, có được mức tăng trưởng cao này phần nào nhờ vào các yếu tố bên ngoài thuận lợi như kinh tế thế giới phục hồi, thương mại thế giới được tăng cường.
Nhưng đồng thời với đó, chúng tôi cũng vui mừng nhận thấy rằng, mức tăng trưởng cao đó còn nhờ vào các yếu tố nội tại như sự cải thiện trong công tác đổi mới quản lý chính sách kinh tế của Việt Nam, thể hiện qua một số nỗ lực cải cách như các chính sách giảm thâm hụt tài khoá (thâm hụt tài khoá đã giảm xuống dưới 4%), các nỗ lực cải cách công tác quản trị doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá.
Chúng tôi cho rằng đây là những cải cách chính sách quan trọng trong thời điểm này đối với Việt Nam. Tóm lại tính đến thời điểm này, chúng tôi cho rằn nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực và nổi bật.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng giám đốc IMF: EU cần tăng cường năng lực quản lý để chuẩn bị cho Brexit
14:30' - 26/06/2018
Tổng Giám đốc IMF cho rằng EU cần đảm bảo năng lực quản lý và giám sát để chuẩn bị cho “làn sóng” các công ty tài chính rời nước Anh như là một phần kết quả của quá trình Brexit.
-
Kinh tế tổng hợp
IMF giải ngân đợt đầu trong gói viện trợ trị giá 50 tỷ USD cho Argentina
12:12' - 23/06/2018
Ngày 23/6, ngân hàng trung ương Argentina thông báo đã nhận 15 tỷ USD trong đợt giải ngân đầu tiên của gói viện trợ trị giá 50 tỷ USD từ IMF nhằm giúp bình ổn nền kinh tế lớn thứ ba ở Mỹ Latinh này.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo về những rủi ro từ các chính sách thương mại và tài khóa của Mỹ
11:41' - 15/06/2018
IMF nêu rõ việc cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, song cũng làm tăng thêm các nguy cơ đối với kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Không chỉ giải bài toán môi trường
17:02' - 15/07/2025
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cam kết đối thoại với Mỹ về thuế quan
08:03' - 15/07/2025
Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels nhằm thảo luận về tình hình và triển vọng quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
09:11' - 14/07/2025
Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.