IMF: G20 cần ngăn chặn rủi ro với đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo kinh tế toàn cầu đang hồi phục nhưng các nhà lãnh đạo Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần hành động để ngăn chặn những rủi ro vẫn đe dọa đến đà tăng trưởng.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tuần này ở Hamburg, Đức, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde nói đã có thể lạc quan về kinh tế toàn cầu sau giai đoạn phục hồi một năm qua, nhưng vẫn cần những nỗ lực chính sách để thúc đẩy đà phục hồi và để các nền kinh tế mang tính bao trùm hơn.Bà kêu gọi hành động để giải quyết các vấn đề như nợ doanh nghiệp cao ở các nền kinh tế thị trường mới nổi (đặc biệt là Trung Quốc), tăng trưởng năng suất thấp và chính sách khó đoán định của Mỹ.
Theo bà, những vấn đề này có thể gây ra cú sốc tài chính, khi các nền kinh tế trên thế giới cũng tiếp tục đối mặt với một số vấn đề về dài hạn.
Bà cho rằng, cùng với những lo ngại về dân số già hóa và tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng, những thách thức này hạn chế tăng trưởng, khiến cho việc nâng cao thu nhập và chất lượng sống khó khăn hơn.
IMF nhận định những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn đã được cân bằng hơn, nhưng không phải là lúc dừng bước, mà các nhà hoạch định chính sách cần hành động để thúc đẩy và giữ vững đà phục hồi, đảm bảo rằng đó là một sự phục hồi vững chắc, cân bằng và bao trùm hơn.IMF đánh giá lạc quan về kinh tế toàn cầu, nhờ sự khởi sắc trong hoạt động chế tạo, đầu tư và thương mại. Báo cáo hối thúc các nhà lãnh đạo G20 tránh các chính sách ở tầm nhìn quốc gia và phối hợp hành động để giải quyết những bất đồng về kinh tế và thương mại tại hội nghị lần này.
Những nhận định trên nhắc lại những rủi ro nhiều lần được nêu ra trong các báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới định kỳ của IMF, trong đó có báo cáo cập nhật hàng quý gần đây nhất công bố vào tháng Tư, đề cập đến rủi ro từ sự khó đoán định trong chính sách của Mỹ và các nước khác. IMF cảnh báo, mặc dù các rủi ro liên quan đến bầu cử đã giảm, chính sách vẫn rất không rõ ràng, do các chính sách tài khóa và các quy định khó đoán của Mỹ, các cuộc đàm phán về việc nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu hay các rủi ro địa chính trị, làm giảm sút lòng tin, hạn chế đầu tư tư nhân và làm suy yếu tăng trưởng. IMF mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ do thiếu các biện pháp chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng. Trong khi đó, sự thất bại của Trung Quốc trong việc đối phó với rủi ro từ việc tăng trưởng tín dụng quá mức có thể khiến tăng trưởng giảm tốc, với những tác động tiêu cực đến các nước khác.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thống Putin chỉ trích lệnh trừng phạt nhằm vào Nga
15:22' - 06/07/2017
Ngày 6/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích việc áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này, đồng thời kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Các kỳ hội nghị thượng đỉnh G20
07:02' - 06/07/2017
Với chủ đề “Định hình một thế giới kết nối”, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm nay sẽ diễn ra tại Hamburg, Đức trong 2 ngày 7-8/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm Đức và dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
13:58' - 05/07/2017
Chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Frankfurt.
-
Kinh tế Thế giới
Thép: Vấn đề gây tranh cãi trước thềm Hội nghị G20
11:30' - 05/07/2017
Vấn đề từng gây tranh cãi giữa châu Âu và Trung Quốc về dư thừa công suất trong sản xuất thép trên thế giới đang trở thành mối bất đồng giữa Mỹ và các nước châu Âu trước thềm Hội nghị G20.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Truyền thông Mỹ Latinh đánh giá tích cực phản ứng của Việt Nam
06:49'
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina nêu bật cách tiếp cận “linh hoạt, thông minh, tỉnh táo và sáng tạo” của Việt Nam trước chính sách thuế quan mới từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ bắt đầu áp thuế trả đũa Mỹ vào ngày 15/4
06:41'
Liên minh châu Âu (EU) sẽ triển khai các biện pháp trả đũa đầu tiên đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Donald Trump tạm dừng thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
05:45'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/4 cho biết ông sẽ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% từ ngày 10/4
19:01' - 09/04/2025
Ngày 9/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48' - 09/04/2025
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10' - 09/04/2025
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17' - 09/04/2025
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10' - 09/04/2025
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27' - 09/04/2025
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.