IMF hối thúc khu vực tư nhân đóng góp tài chính chủ chốt cho mục tiêu khí hậu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã hối thúc khu vực tư nhân đóng góp phần chính để đáp ứng các nhu cầu lớn về đầu tư khí hậu dành cho thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Trong blog mới công bố một chương trong Báo cáo Ổn định tài chính toàn cầu mới nhất, IMF cho rằng để đạt được các mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050, cần đầu tư đáng kể cho các hoạt động giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, vốn đang phát thải khoảng 70% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu hiện nay. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết đến năm 2030, những nền kinh tế này cần khoảng 2.000 tỷ USD/năm để đạt được mục tiêu tham vọng nêu trên. Báo cáo của IMF lưu ý con số trên tăng 5 lần so với mức 400 triệu USD đầu tư khí hậu đã được hoạch định cho 7 năm tới. Trên cơ sở dự báo tăng trưởng đầu tư công sẽ bị hạn chế, IMF cho rằng lĩnh vực tư nhân sẽ phải là nguồn cung cấp khoảng 80% mức đầu tư nêu trên.Báo cáo của IMF nêu rõ cần có kết hợp chính sách trong nhiều lĩnh vực để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và mở đường cho khu vực tư nhân đầu tư cho tài chính khí hậu ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Trong một blog khác đăng tải ngày 2/10, IMF cho rằng các nước vừa phải kiềm chế tình trạng ấm lên toàn cầu trong khi vẫn cần kiểm soát nợ công. Việc quản lý tốt quá trình chuyển đổi liên quan khí hậu đòi hỏi phải có hành động cân đối tài khóa với những chính sách đúng đắn. IMF nhận định, chính phủ các nước đang phải đối mặt với bộ ba thách thức khi vừa phải đạt các mục tiêu khí hậu, vừa đảm bảo ổn định tài khóa trong khi vẫn cần hiệu quả chính trị. Do đó, cơ quan này kêu gọi các chính phủ hành động mạnh mẽ, nhanh chóng và phối hợp tốt, tìm ra các gói biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trên cơ sở cân đối thu, chi. Về thị trường carbon, IMF nhấn mạnh không một biện pháp đơn lẻ nào có thể giúp thực hiện các mục tiêu khí hậu, việc định giá carbon là cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng là phù hợp để giảm khí thải.Báo cáo cho rằng một đề xuất thực tế và cân bằng cần đi kèm với việc thiết lập giá sàn carbon quốc tế, phân biệt các quốc gia ở các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau, đồng thời cho rằng doanh thu carbon liên quan nên được chia sẻ giữa các nước để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi xanh.
Quá trình chuyển đổi công bằng cũng cần có các biện pháp chủ động hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình, người lao động và các cộng đồng dễ chịu tác động.
IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tìm cách cải thiện hiệu quả chi tiêu công và nâng cao khả năng tăng nguồn thu thuế bằng cách mở rộng cơ sở thuế và cải thiện các thể chế tài chính để giải quyết các thách thức trong lĩnh vực này.IMF nhấn mạnh không quốc gia đơn lẻ nào có thể tự ứng phó với mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Chỉ riêng khu vực công cũng không thể làm được điều này mà cần có sự tham gia của khu vực tư nhân để lấp đầy khoảng trống trong các nhu cầu tài chính khí hậu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo kinh tế thế giới có thể tránh được nguy cơ suy thoái
13:25' - 06/10/2023
Nhu cầu dịch vụ ngày càng lớn và những tiến triển trong kiềm chế lạm phát đang giúp nền kinh tế toàn cầu thêm cơ hội thoát khỏi suy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo nguy cơ sản lượng kinh tế toàn cầu giảm mạnh
07:11' - 30/09/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhấn mạnh mối lo ngại nguy cơ thương mại toàn cầu bị phân mảnh thành các khối riêng biệt, cho rằng những diễn biến như vậy có thể làm giảm tới 7% sản lượng kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ với lao động nghỉ việc theo Nghị định 178
17:54' - 08/05/2025
Bộ Tài chính cho biết đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo Nghị định 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.
-
Tài chính
Nhật Bản sửa luật để tăng hiệu quả vốn ODA
15:34' - 07/05/2025
Nhật Bản đã sửa đổi luật theo hướng tăng sử dụng hiệu quả viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh ngân sách viện trợ eo hẹp trong khi nhu cầu chung trên toàn cầu về nguồn vốn này rất lớn.
-
Tài chính
Thặng dư thương mại 4 tháng qua giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái
12:46' - 07/05/2025
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng/2025 thặng dư 3,8 tỷ USD, giảm 58,2% so với mức thặng dư 9,05 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
-
Tài chính
EU chi 500 triệu euro thu hút nhân tài khoa học toàn cầu
09:10' - 07/05/2025
Theo kế hoạch, khoản đầu tư sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025–2027 nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học tại châu Âu, đồng thời thu hút các nhà khoa học xuất sắc trên toàn cầu.
-
Tài chính
Hoàn gần 1.170 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân tự động
15:55' - 06/05/2025
Đến nay, cơ quan thuế đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
-
Tài chính
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Không bao hàm "ưu đãi vô điều kiện"
14:34' - 06/05/2025
Ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí đã có trao đổi với báo chí xung quanh chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tài chính
Apple và General Motors phải trả lãi suất trái phiếu cao hơn
11:52' - 06/05/2025
Apple Inc. và General Motors Co. đã phải trả chi phí cao hơn cho các trái phiếu mà họ bán ra vào ngày 5/5.
-
Tài chính
Tín dụng tư nhân sẽ là lựa chọn mới cho nhà đầu tư
11:51' - 06/05/2025
Các chuyên gia tài chính nhận định trong thời gian tới, các nhà đầu tư cá nhân sẽ có thêm nhiều lựa chọn đầu tư mới bằng các sản phẩm tài chính bao gồm cả tín dụng tư nhân.
-
Tài chính
OECD: Nhật Bản không còn trong nhóm ba nhà tài trợ ODA lớn nhất
08:32' - 06/05/2025
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sự sụt giảm viện trợ trong năm 2024 chủ yếu là do đồng yen mất giá.