IMF: Kinh tế toàn cầu đã rơi vào suy thoái do dịch COVID-19
IMF kêu gọi các quốc gia phải tiến hành các khoản chi tiêu "rất lớn" để tránh một loạt các vụ phá sản và vỡ nợ tại các thị trường mới nổi.
Trong một cuộc họp báo, Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva phát biểu rằng nền kinh tế thế giới “rõ ràng” là đã bước vào một cuộc suy thoái tồi tệ tương tự hoặc thậm chí hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.
Song không giống như giai đoạn phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, bà Georgieva nói rằng kinh tế thế giới vào năm 2021 có thể ghi nhận "sự phục hồi đáng kể".
Nhưng kịch bản này chỉ xảy ra khi các nước thành công kiểm soát sự lây lan của chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19 và không để thiếu thanh khoản để thanh toán các khoản nợ.
Theo Tổng Giám đốc IMF, điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra đối với nhiều thị trường mới nổi.
Dù họ chưa trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch COVID-19, các nước này đang hứng chịu tình trạng thoái vốn, nhu cầu về hàng xuất khẩu của họ giảm trong khi giá hàng hóa cũng giảm mạnh.
Cho đến nay, 81 quốc gia đã đề xuất hoặc yêu cầu trực tiếp về các gói tài trợ khẩn cấp từ IMF, bao gồm 50 quốc gia thu nhập thấp và 31 quốc gia thu nhập trung bình.
Bà Georgieva cho biết các thị trường mới nổi sẽ cần nguồn lực tài chính có giá trị tối thiểu là 2.500 tỷ USD để vượt qua khủng hoảng.
Song kho dự trữ trong nước và khả năng vay mượn từ thị trường của họ sẽ không đáp ứng được nhu cầu này.
Khi được hỏi liệu nền kinh tế toàn cầu có cần khoản cứu trợ lớn hơn 5.000 tỷ USD mới được các nước Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết vào thứ Năm hay không, bà Georgieva trả lời rằng IMF khuyến nghị các khoản cứu trợ nên có quy mô rất lớn.
Theo bà, đây là một cuộc khủng hoảng khổng lồ và nó sẽ không được giải quyết nếu thế giới không triển khai nguồn lực rất lớn. Tổng giám đốc IMF lưu ý rằng lãi suất thấp sẽ giúp các nước dễ dàng hỗ trợ tài chính hơn.
Ngoài ra, bà Georgieva đã hoan nghênh gói cứu trợ trị giá 2.200 tỷ USD mới được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thành luật hôm thứ Sáu (27/3) để giảm bớt tác động của dịch COVID-19 đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ.
Quy mô của gói cứu trợ này lớn gần gấp ba lần so với gói 831 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ từng đưa ra hồi năm 2009.
Cũng vào ngày thứ Sáu 27/3, Ban điều hành của IMF đã phê duyệt những thay đổi sẽ cho phép họ miễn nợ lên tới hai năm cho các thành viên nghèo và dễ bị tổn thương nhất của quỹ, khi các quốc gia này đang phải tìm cách đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19.
Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã phê duyệt những thay đổi tương tự để xóa nợ cho tất cả các quốc gia thành viên.
Hội đồng quản trị của WB hiện đang xem xét các dự án tài chính cho hoạt động chăm sóc sức khỏe liên quan tới dịch COVID-19 cho 25 quốc gia với tổng trị giá gần 2 tỷ USD.
Trước đó, WB đã đưa ra khoản vay 14 tỷ USD cho những nhu cầu y tế cấp thiết liên quan tới dịch COVID-19 cho các quốc gia./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
WTO: Suy thoái kinh tế do COVID-19 sẽ nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính năm 2008
12:51' - 26/03/2020
Các dự báo cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế và mất việc làm do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra sẽ nghiêm trọng hơn cuộc suy thoái do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Hàng hoá
Triển vọng kinh tế thế giới “gặp khó” khi giá hàng hóa sụt giảm mạnh
06:30' - 12/03/2020
Các mặt hàng nguyên liệu thô vốn nhạy cảm với biến động tăng trưởng toàn cầu bị coi là lĩnh vực đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD: Xuất khẩu toàn cầu mất 50 tỷ USD vì Trung Quốc sụt giảm sản xuất
15:05' - 05/03/2020
Theo dự báo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), hoạt động sản xuất ở Trung Quốc sụt giảm do dịch COVID-19 sẽ khiến xuất khẩu toàn cầu mất 50 tỷ USD trong những tháng tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đưa mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2050 vào luật
20:03'
Ngày 2/3, Nội các Nhật Bản đã chính thức thông qua dự luật sửa đổi nhằm thúc đẩy chính sách cắt giảm khí thải bảo vệ môi trường
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Nhật Bản thông qua dự thảo ngân sách cho tài khóa 2021
17:37'
Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách cho tài khóa 2021 với tổng chi cao kỷ lục lên tới gần 106.610 tỷ yen (khoảng 1.030 tỷ USD), tăng 3,8% so với ngân sách của tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Christopher Hohn xác lập kỷ lục với thu nhập cao nhất nước Anh
16:52'
Nhà quản lý quỹ phòng hộ Christopher Hohn đã xác lập kỷ lục là người có thu nhập năm cao nhất từ trước đến nay tại Anh, sau khi ông tự kiếm được gần nửa tỷ USD trong năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều công ty Nhật Bản chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia
15:56'
Ngày 1/3, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết ba công ty Nhật Bản sẽ chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Hàn Quốc tái cam kết hợp tác trong vấn đề Triều Tiên
15:43'
Cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của Hàn Quốc và Mỹ đã tái khẳng định cam kết phối hợp chặt chẽ về vấn đề Triều Tiên, trong bối cảnh Washington đang đánh giá lại chính sách với Bình Nhưỡng.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản điều tra vụ vaccine ngừa COVID-19 bị hỏng
13:20'
Ngày 2/3, Nhật Bản đã mở một cuộc điều tra sau vụ hơn 1.000 liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không thể sử dụng được vì nhiệt độ tại kho bảo quản không đảm bảo yêu cầu làm lạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước bắt đầu mở lại trường học
12:33'
Thực hiện việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, nhiều nước đã bắt đầu mở lại trường học để học sinh tới trường sau thời gian chuyển sang hình thức học trực tuyến.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ cấp "giấy thông hành xanh" vaccine từ tháng 3 này
12:19'
Trên mạng Twitter, bà von der Leyen cho biết: "Trong tháng này, chúng tôi sẽ trình một đề xuất luật về Giấy thông hành Xanh kỹ thuật số".
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ thông qua đề cử Bộ trưởng Bộ Giáo dục
09:54'
Ngày 1/3, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua đề cử của Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm ông Miguel Cardona giữ chức Bộ trưởng Giáo dục Mỹ.