IMF: Mỹ và Trung Quốc đối mặt những thách thức kinh tế khác nhau
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin Reuters, ông Gaspar, Giám đốc Tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng việc tiếp tục đi theo đường hướng chính sách tài chính dự kiến sẽ gây khó khăn cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nợ của Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ tăng sau hai năm giảm, khi đà tăng trưởng hậu COVID-19 chậm lại.
Ông Gaspar nói: “Nếu nhìn vào chính xác những gì đang dẫn dắt hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy một bức tranh gồm thâm hụt ngân sách lớn và dai dẳng ở mức tương đương 6% - 7% GDP cho đến năm 2028. Tăng trưởng chậm lại và triển vọng trung hạn là yếu nhất đối với cả hai nước".
Báo cáo Giám sát tài chính của IMF, công bố vào ngày 2/10, cho thấy tổng tỷ lệ nợ công và nợ tư nhân trên GDP của Mỹ và Trung Quốc đã ở mức khoảng 270%. Ông Gaspar cho biết, thách thức đối với Mỹ là thâm hụt ngân sách ngày càng cao. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự đoán thâm hụt của Mỹ sẽ đạt đến mức như thời đại dịch vào cuối thập kỷ này mà không cần thay đổi luật thuế và chi tiêu, dẫn đến chi phí chăm sóc sức khỏe, lương hưu và lãi vay tăng cao. Ông nói: “Với tốc độ dự kiến, nợ công ở Mỹ sẽ ở mức tương đương hơn 140% GDP vào cuối thập kỷ này, so với mức 110% GDP vào năm 2022". Gaspar cho biết, để khắc phục vấn đề này, Mỹ sẽ cần đưa ra những lựa chọn khó khăn, bao gồm tăng thuế đối với những cá nhân giàu có, chấm dứt việc giảm thuế đối với sản xuất nhiên liệu hóa thạch và tăng hoặc loại bỏ giới hạn thu nhập đối với thuế An sinh xã hội.Ông lưu ý rằng quy trình ngân sách của Mỹ bị phá vỡ, dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính không cần thiết, đồng thời cho biết thêm rằng nước này nên loại bỏ trần nợ và áp dụng các quy tắc ngân sách mạnh mẽ hơn, với vai trò lớn hơn của CBO.
Trong khi đó, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức khác nhau, trong đó lớn nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Ông Gaspar cho biết, Chính phủ Trung Quốc cần chú ý hơn đến nợ ngày càng tăng ở cấp chính quyền địa phương đồng thời nỗ lực giảm sự phụ thuộc lâu dài của đất nước vào lĩnh vực bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng trưởng. Ông nói thêm rằng, Trung Quốc cần một mô hình tăng trưởng mới để chuyển từ xuất khẩu và đầu tư sang nhu cầu trong nước, đồng thời điều này sẽ đòi hỏi một mạng lưới an sinh xã hội rộng rãi hơn để người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn với giảm bớt khoản tiết kiệm dự phòng. Theo ông Gaspar, Trung Quốc hiện đang làm chủ được sự đổi mới trong lĩnh vực xe điện và các sản phẩm năng lượng thay thế, và điều đó có thể góp phần hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của nước này./.- Từ khóa :
- Quỹ IMF
- Mỹ
- Trung Quốc
- thâm hụt ngân sách
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đình công lớn nhất trong ngành ô tô Mỹ
08:29' - 12/10/2023
Ngày 11/10, thêm 8.700 thành viên của Nghiệp đoàn công nhân sản xuất ô tô Mỹ (UAW) đã tham gia các cuộc đình công quy mô lớn hiện nay nhằm yêu cầu tăng lương và điều chỉnh chế độ với người lao động.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ hân hoan chờ đợi số liệu CPI
08:27' - 12/10/2023
Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên 11/10, giữa lúc giới giao dịch đang chờ đợi số liệu lạm phát tiêu dùng của Mỹ, trong khi đà tăng giá sản xuất nhanh hơn dự đoán không tác động nhiều đến thị trường.
-
Phân tích - Dự báo
Người già dư dả tài chính – “vũ khí” bí mật của kinh tế Mỹ
06:30' - 12/10/2023
Theo bài phân tích trên Wall Street Journal ngày 9/10, người Mỹ trên 65 tuổi đang chiếm kỷ lục về thị phần chi tiêu và là nhóm đối tượng ít chịu ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.