IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ngày 30/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mới nhất, trong đó nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 3,1% nhờ khả năng phục hồi bất ngờ ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ và Trung Quốc. Mức dự báo mới cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó của IMF vào tháng 10/2023.
Phát biểu với báo giới, nhà kinh tế trưởng của IMF, ông Pierre-Olivier Gourinchas nhận định: “Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi đáng chú ý, nhờ lạm phát giảm đều và tăng trưởng ổn định”. Tuy nhiên, ông Gourinchas cảnh báo dù khả năng hạ cánh mềm đã tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm và rủi ro vẫn còn.
IMF dự báo trong năm 2024 và 2025 tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn ở dưới mức trung bình lịch sử gần đây là 3,8% do tác động liên tục của lãi suất tăng cao, việc chính phủ ngừng hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19 và tình trạng năng suất thấp kéo dài. Trong các nền kinh tế thuộc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7), tăng trưởng ở các nước châu Âu vẫn yếu trong khi Nhật Bản và Canada dự kiến sẽ tăng trưởng tốt hơn.
IMF dự báo lạm phát chung không thay đổi, ở mức 5,8% trong năm 2024, nhưng có sự thay đổi cơ bản đáng kể giữa các nước giàu và nghèo hơn. Cụ thể, lạm phát ở các nền kinh tế phát triển dự báo là 2,6% năm 2024, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10/2023, trong khi lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dự kiến sẽ đạt 8,1%, tăng 0,3 điểm phần trăm.
Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do vấn đề ở Argentina, nơi giá tiêu dùng tăng hơn 200% vào năm 2023 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Ông Gourinchas cho biết: “Ngoại trừ Argentina, lạm phát toàn cầu sẽ giảm xuống 4,9% trong năm nay”.
Theo IMF, Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đều có những cải thiện đáng kể về triển vọng tăng trưởng năm 2024. IMF dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,1%, giảm nhẹ so với mức 2,5% của năm 2023. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà đạt tăng trưởng 4,6% trong năm nay, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trước, mặc dù tốc độ này thấp hơn mức 5,2% của năm 2023.
Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu. IMF dự báo nền kinh tế này sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay - tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 10/2023. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng cho Nga, Iran và Brazil trong năm tới.
Trong khi nhiều nền kinh tế châu Á vẫn tăng trưởng tốt, châu Âu tiếp tục phủ bóng đen lên triển vọng toàn cầu, trong đó IMF nhấn mạnh "sự tăng trưởng chậm lại đáng chú ý ở khu vực Eurozone".
Đức một lần nữa được coi là nền kinh tế G7 tăng trưởng chậm nhất, chỉ đạt 0,5% trong năm nay. Anh, Pháp và Italy đều dự báo đạt tăng trưởng 1% hoặc ít hơn năm nay, trong khi nền kinh tế Tây Ban Nha được dự báo sẽ tốt hơn một chút với dự báo 1,5%.
Theo IMF, tốc độ tăng trưởng ảm đạm của Eurozone phản ánh "tâm lý tiêu dùng yếu kém, tác động kéo dài của giá năng lượng cao, cũng như sự yếu kém trong đầu tư kinh doanh và lãi suất cao ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất".
Nhìn chung, bức tranh tổng thể vào năm 2024 sẽ bớt ảm đạm hơn. Ngoại trừ Argentina, tất cả các quốc gia được nêu trong báo cáo đều sẽ có mức tăng trưởng dương trong năm nay. Đây là một sự cải thiện so với năm 2023, khi 4 trong số 30 nền kinh tế được nêu trong báo cáo chịu cảnh suy thoái.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone tránh được suy thoái kỹ thuật
21:49' - 30/01/2024
Theo báo cáo sơ bộ của Eurostat, tăng trưởng của 20 nền kinh tế trong khu vực chững lại (0%) trong quý IV/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức đứng trước nguy cơ suy thoái
18:04' - 30/01/2024
Số liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 30/1 cho thấy, kinh tế Đức giảm 0,3% trong quý IV/2023 so với quý trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
Bất ổn kinh tế tại Trung Quốc chưa có tác động đến Mỹ
14:38' - 27/01/2024
Trung Quốc đã khẳng định rằng các ngân hàng của nước này đang “hoạt động tốt” bất chấp những bất ổn trên thị trường bất động sản và tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol
08:41'
Quốc hội Hàn Quốc sẽ khai mạc phiên họp toàn thể để bỏ phiếu về dự luật do cố vấn đặc biệt đề xuất nhằm điều tra xem Tổng thống Yoon Suk Yeol có phạm tội nổi loạn và các vi phạm khác hay không.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ đề cử Bộ trưởng Tài chính làm Tổng thống
08:18'
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 11/12, Quốc hội Thụy Sĩ đã đề cử Bộ trưởng Tài chính Karin Keller-Sutter làm Tổng thống của nước này trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhất trí về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga
08:00'
Các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 15 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
ADB phê duyệt khoản vay hơn 1 tỷ USD cho ba nước châu Á
22:18' - 11/12/2024
Các khoản vay này tập trung vào quản lý tài chính hiệu quả, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty Nhật Bản cải thiện
22:18' - 11/12/2024
Chỉ số niềm tin kinh doanh (BSI) đối với các tập đoàn lớn ở tất cả các ngành công nghiệp đạt mức +5,7, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp tăng trưởng tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghiệp pin của châu Âu đối mặt với khủng hoảng
22:02' - 11/12/2024
Theo Bloomberg News, 11 trong số 16 nhà máy pin do châu Âu dẫn dắt đã bị hoãn xây dựng hoặc hủy bỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tham vọng trở thành trung tâm công nghệ y tế toàn cầu
21:12' - 11/12/2024
Malaysia đang trên đà trở thành trung tâm công nghệ y tế toàn cầu thông qua việc tăng cường thu hút đầu tư và triển khai các chính sách như Kế hoạch Tổng thể Công nghiệp mới 2030 (NIMP 2030).
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Italy được vinh danh “người quyền lực nhất” châu Âu
17:29' - 11/12/2024
Thủ tướng Italy, bà Giorgia Meloni đã được trang điện tử Politico Europe vinh danh là “người quyền lực nhất” trong bảng xếp hạng năm 2025 với 28 nhân vật có ảnh hưởng nhất ở châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam
15:48' - 11/12/2024
Giới học giả Ấn Độ đánh giá Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trên mọi lĩnh vực, không chỉ về thương mại và thu hút đầu tư mà còn về tăng thu nhập bình quân đầu người.