Indonesia áp thuế chống phá giá một số hàng dệt may Trung Quốc
Ngày 17/2, Chủ tịch Ủy ban tự vệ thương mại Indonesia (KPPI), ông Mardjoko thông báo bắt đầu từ ngày 17/2, Indonesia chính thức thực hiện chính sách chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có mặt hàng thảm trải sàn.
Theo ông Mardjoko, dựa trên kết quả điều tra của KPPI và nhận thấy rằng các ngành sản xuất trong nước cần được bảo vệ, Chính phủ Indonesia buộc phải thực hiện các biện pháp tự vệ thương mại.
Do đó nước này phải bổ sung một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào danh sách chịu thuế chống bán phá giá.
Các biện pháp tự vệ thương mại này nhằm giảm các khoản lỗ nghiêm trọng và ngăn ngừa nguy cơ thua lỗ trong thời gian tới của Chính phủ và các doanh nghiệp Indonesia.
Động thái này sẽ tạo cơ hội cho các chủ thể nội địa kinh doanh các sản phẩm liên quan thực hiện điều chỉnh cơ cấu để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu tương tự.
Theo ông Mardjoko, Bộ Thương mại Indonesia đã theo dõi chặt chẽ việc nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng này tại Indonesia.
Để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Indonesia và truy thu các khoản thuế cần thiết, Bộ trưởng Thương mại Indonesia ngày 22/10/2020 đã ký quyết định số 767 để đưa mặt hàng thảm trải sàn và các mặt hàng liên quan vào danh mục chịu thuế chống bán phá giá. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 17/2/2021.
Bộ Thương mại Indonesia xác nhận, ngoài các mặt hàng từ Trung Quốc, các mặt hàng tương tự của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được đưa vào danh sách áp thuế chống bán phá giá.
Những sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ đang được hưởng nhiều ưu đãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Indonesia, gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Các mặt trên của các quốc gia Đông Nam Á sẽ không bị ảnh hưởng và vẫn được hưởng chính sách miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Indonesia.
Sản phẩm tương tự của các quốc gia khác như Afghanistan, Argentina, Bangladesh, Brazil, Colombia, Ghana, Hong Kong, Ấn Độ, Macau, Papua New Guinea, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cũng được hưởng chính sách miễn thuế tại Indonesia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với đường mía từ Thái Lan
08:03' - 10/02/2021
Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
-
DN cần biết
Canada kết luận sơ bộ chống bán phá giá với thép cốt bê tông nhập khẩu
12:30' - 06/02/2021
Bộ Công Thương cho biết, Cơ quan Hải quan và Biên giới Canada (CBSA) vừa thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cốt bê tông có xuất xứ từ Việt Nam, Algerie.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Kết nối chuỗi giá trị nông sản Tây Nguyên
15:21' - 22/05/2022
"Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên" sẽ mở ra cơ hội để các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp.
-
Thị trường
Sản xuất tiêu thụ nông sản qua liên kết, phân phối hài hòa lợi ích
15:12' - 22/05/2022
Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, ký các cam kết tiêu thụ nông sản cho người trồng lúa, người trồng cây ăn trái, tạo đầu ra ổn định cho nhà nông.
-
Thị trường
Sơn La: Quảng bá thương hiệu mận Mộc Châu đến du khách
13:19' - 22/05/2022
Ngày 22/5, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La diễn ra Ngày hội hái quả năm 2022. Đây là sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu mận hậu Mộc Châu đến người dân, du khách trong nước và quốc tế.
-
Thị trường
Chính phủ Indonesia cam kết tiêu thụ 54 tỷ USD sản phẩm trong nước
13:08' - 22/05/2022
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu nâng tổng giá trị giao dịch các sản phẩm sản xuất trong nước được đặt hàng qua hệ thống e-catalog và thị trường trực tuyến lên mức 400.000 tỷ rupiah (27,2 tỷ USD).
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định
13:06' - 22/05/2022
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định so với tuần trước.
-
Thị trường
Sudan mở rộng diện tích trồng lúa mỳ do khủng hoảng lương thực toàn cầu
10:06' - 22/05/2022
Quyền Bộ trưởng Nội các Sudan Osman Hussein Osman cho biết, nước này đã mở rộng đất canh tác, giúp giảm thiểu thiệt hại do giá lúa mỳ toàn cầu tăng vọt.
-
Thị trường
Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia
09:39' - 22/05/2022
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Saudi Arabia trong tháng 4/2022 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Gạo Ấn Độ tiếp tục giảm giá do nguồn cung trong nước dồi dào
18:18' - 21/05/2022
Giá gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, tuần qua tiếp tục giảm, do nguồn cung trong nước dồi dào và đồng rupee giảm xuống mức thấp kỷ lục.
-
Thị trường
Anh thuộc nhóm đi đầu về xu hướng làm việc tại nhà
08:16' - 21/05/2022
Dữ liệu mới nhất cho thấy số lượng người đi làm tại Anh vẫn thấp hơn gần 25% so với mức tháng 2/2020 trước khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.