Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với đường mía từ Thái Lan
Bộ Công Thương bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 21 tháng 9 năm 2020 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG, CTC của đại diện ngành sản xuất trong nước.
Trải qua gần 5 tháng điều tra theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá và mức độ được trợ cấp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan cũng như tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng. Kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động. Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019. Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%. Do đó, mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là 48,88%. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tác động kinh tế-xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, ngành sản xuất, chế biến đường trong nước (gồm cả tạo điều kiện về nguyên liệu cho sản xuất), người tiêu dùng; căn cứ trên thông tin thu thập, tính toán được trong quá trình điều tra, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các bên liên quan khác, Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%. Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế chống bán phá giá ở mức cao hơn. Do đó, trong thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan, thẩm tra xác minh số liệu và tổ chức phiên tham vấn công khai để tất cả các bên có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào Quý II năm 2021./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Mía Đường Lam Sơn giảm 46% chỉ tiêu lợi nhuận niên độ 2020 - 2021
09:33' - 09/02/2021
Mía đường Lam Sơn vừa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh với doanh thu và lãi trước thuế lần lượt ở mức 3.000 tỷ đồng và 119,3 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới
15:44' - 01/12/2020
Mặc dù trước mắt ngành mía đường đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng theo các chuyên gia, cơ hội phát triển mía đường nội địa vẫn luôn rộng mở nếu biết sắp xếp lại, hiệu quả hơn.
-
Chứng khoán
Niên độ 2020-2021, Mía đường Lam Sơn đặt kế hoạch lợi nhuận đạt gần 220 tỷ đồng
15:37' - 03/11/2020
LSS đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 219,8 tỷ đồng cho niên độ 2020/2021, bằng 8,7 lần so với số thực hiện niên độ 2019-2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động nuôi chim yến
15:41'
UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các huyện, thành phố và Sở Nông nghiệp và Môi trường tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động nuôi chim yến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiếng ồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Không tăng giá vé tàu, du lịch Cô Tô thêm hấp dẫn du khách
15:18'
Các chủ tàu tuyến Ao Tiên - Cô Tô (Quảng Ninh) cam kết không tăng giá vé trong năm 2025, kể cả khi lượng khách tăng mạnh nhằm kích cầu du lịch Cô Tô.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Phúc đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc
14:58'
Ngày 25/3, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với doanh nghiệp trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư
14:11'
Sáng 25/3, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách: Đề xuất miễn, giảm thuế thu nhập cho chuyên gia công nghệ cao
13:07'
Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) kiến nghị bổ sung các chính sách nhân tài mang tính đột phá như: miễn, giảm thuế thu nhập cho chuyên gia công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng
12:27'
Tổng Bí thư lưu ý, trong quá trình chuẩn bị, phải đặc biệt coi trọng chất lượng nguồn nhân sự và có cơ cấu hài hòa, hợp lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Y tế công bố 39 thủ tục hành chính sửa đổi
11:22'
Bộ Y tế đã có Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ lĩnh vực Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Nam với điểm sáng giải ngân vốn đầu tư công cần nhân rộng
11:17'
Với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025, Quảng Nam đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/02/2025 về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 9 mang tính lịch sử đối với đất nước
11:09'
Sáng 25/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.