Indonesia dành gần 32 tỷ USD cho các chương trình xã hội hậu đại dịch
Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) khẳng định chính phủ của ông sẽ không đột ngột ngừng những khoản chi lớn dành cho các chương trình xã hội nhằm trợ giúp người dân và doanh nghiệp ứng phó với tác động kinh tế của đại dịch trong 3 năm qua.
Phát biểu tại cuộc họp mới đây của Ủy ban Xử lý COVID-19 và Phục hồi kinh tế quốc gia (PC-PEN), Tổng thống Jokowi nêu rõ: “Sau khi dỡ bỏ các quy định hạn chế vào cuối năm 2022, chúng ta đang ở trong giai đoạn tạm thời, theo đó, cần duy trì sự thận trọng, đặc biệt là trong quá trình đưa ra quyết định về các biện pháp kinh tế”.
Theo nhà lãnh đạo này, trái ngược với các quốc gia khác vốn đã và đang trải qua tình trạng lạm phát tăng cao, Indonesia đã thể hiện sự kiên trì một cách hiệu quả cho đến năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,72% trong Quý III/2022.Về phần mình, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết Chính phủ Indonesia đã thiết lập một số biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn trong giai đoạn chuyển đổi.
Bộ trưởng Airlangga nhấn mạnh gói ngân sách trị giá 476.000 tỷ Rupiah sẽ được sử dụng để tài trợ cho các chương trình xã hội khác nhau như cung cấp thực phẩm thiết yếu với giá cả phải chăng, hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình có thu nhập thấp và tạo việc làm.
Cũng theo ông Airlangga, để duy trì sức mua của người dân trong giai đoạn chuyển tiếp, bảo vệ những người yếu thế và các nhóm dễ bị tổn thương khác, Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục thực hiện những sáng kiến trên, cũng như triển khai các chỉ số cảnh báo sớm và hệ thống cảnh báo sớm.
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng sẽ phân bổ 178.700 tỷ Rupiah cho các chương trình chăm sóc sức khỏe thông qua Bộ Y tế, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm (BPOM), Cơ quan Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia (BKKBN)./.
- Từ khóa :
- Chính phủ Indonesia
- Indonesia
- kinh tế Indonesia
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng NDT kỹ thuật số giúp thúc đẩy tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán tại Trung Quốc
18:55' - 30/01/2023
Một lượng lớn bao lì xì bằng đồng NDT kỹ thuật số đã được phân phát cho người dân trên khắp Trung Quốc để kích thích tiêu dùng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
07:09' - 30/01/2023
Lạm phát tăng chậm lại và lĩnh vực bất động sản hạ nhiệt đang làm dấy lên kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed, ngân hàng trung ương) có thể chỉ tăng lãi suất nhẹ trong tuần tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32'
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.