Indonesia đối mặt với nguy cơ thiếu gạo trong năm 2023
Giám đốc cung ứng lương thực và bình ổn giá thuộc Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (BAPANAS) Maino Dwi Hartono cho biết, dựa vào số liệu sản lượng gạo ước tính năm 2023 của Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), quốc gia này sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu gạo trong chín tháng năm nay.
Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến ngày 3/3, ông Maino cho hay ước tính sản lượng gạo và lượng gạo dữ trữ cho thấy Indonesia sẽ bị thiếu gạo trong 9 tháng của năm 2023. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số liệu tạm thời và dữ liệu này sẽ thay đổi từng tháng theo các bản cập nhật của BPS.Dựa vào số liệu hiện tại của BPS, tình trạng thiếu gạo có thể xảy ra trong các tháng Một và giai đoạn từ tháng 5-12/2023. Trong khi đó, từ tháng Hai đến tháng Tư, Indonesia sẽ thặng dư gạo vì thời điểm này trùng với vụ thu hoạch chính.
Ông Maino khẳng định rằng với nhiều tháng thâm hụt trong năm nay, Bapanas đang đối mặt với thách thức trong việc duy trì giá gạo. Ngoài ra, do đặc điểm địa lý với nhiều đảo chia cắt, Indonesia còn đối mặt với các vấn đề phân phối và chênh lệch giá giữa các khu vực. Trong khi đó, bước vào vụ thu hoạch chính, nhiều khu vực thuộc các trung tâm sản xuất lúa của Indonesia đã bị ngập lụt. Thống kê của Bộ Nông nghiệp cho thấy lũ lụt nhấn chìm 6.879 ha lúa, chiếm 51% diện tích lúa ở huyện Karawang thuộc tỉnh Tây Java, cũng như nhiều khu vực khác trên cả nước. Mới đây, Chính phủ Indonesia thông qua Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) đã đặt mục tiêu mua 2,4 triệu tấn lúa dự trữ trong vụ gặt tháng 2-3/2023, chiếm 70% lượng lúa gạo của Kho dự trữ quốc gia trong năm nay. Hồi tháng Hai, Tổng thống Indonesia Joko Widodo từng tuyên bố sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo phục vụ dự trữ quốc gia, sau khi mua 500.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng hết tháng 2/2023. Theo ông Widodo, lượng gạo dự trữ quốc gia của Indonesia còn khá ít, chỉ còn khoảng 600.000 tấn vào ngày 17/2, trong khi yêu cầu lượng gạo dự trữ quốc gia phải đạt mức tối thiểu 1,2 triệu tấn.Quyết định tiếp tục nhập khẩu gạo của Indonesia được cho là xuất phát từ dự báo hạn hán gay gắt do hiện tượng El Nino cộng với tình trạng nóng lên toàn cầu./.
- Từ khóa :
- indonesia
- gạo indonesia
- kinh tế indonesia
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Giới chức Indonesia lên kế hoạch gặp gỡ lãnh đạo Tesla
16:07' - 07/03/2023
Giới chức Indonesia thông báo kế hoạch gặp gỡ đội ngũ lãnh đạo của hãng sản xuất xe điện Tesla Mỹ trong những ngày tới để thảo luận về chiến lược phát triển xe điện tại quốc gia Đông Nam Á này.
-
Ô tô xe máy
Indonesia hỗ trợ tiêu thụ và chuyển đổi xe điện từ ngày 20/3
11:13' - 07/03/2023
Chính phủ Indonesia sẽ bắt đầu thực hiện các ưu đãi cho các phương tiện cơ giới chạy bằng pin (KBLBB) từ ngày 20/3 nhằm khuyến khích sử dụng phương tiện này và thu hút đầu tư vào sản xuất trong nước.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ cháy nổ tại trạm nhiên liệu ở Indonesia: 17 người thiệt mạng và 50 người bị thương
11:25' - 04/03/2023
Theo số liệu cập nhật, ít nhất 17 người đã thiệt mạng và 50 người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại một trạm nhiên liệu của công ty năng lượng nhà nước Pertamina ở thủ đô Jakarta, Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ tín hiệu nhu cầu tích cực
08:26' - 02/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 1/7 khi nhà đầu tư đánh giá các tín hiệu tích cực về nhu cầu, đồng thời theo dõi cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 6/7 để quyết định sản lượng cho tháng 8/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49' - 01/07/2025
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16' - 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá