Indonesia dự định phát hành gần 2 tỷ USD trái phiếu Hồi giáo
Theo ông Luky, khoản tiền lớn nhất sẽ được phân bổ cho ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông Vận tải và PUPR được giao nhiệm vụ tăng cường kết nối và hậu cần trong năm nay.
Kế hoạch phát hành Sukuk của chính phủ là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm huy động khoảng 1 triệu tỷ rupiah để giúp hồi sinh nền kinh tế Indonesia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và tài trợ cho thâm hụt tài chính dự kiến lên tới 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2021.
Ông Luky cho hay năm 2020, Chính phủ Indonesia đã giải ngân 91% trong tổng số 23.290 tỷ rupiah thu được từ các đợt phát hành Sukuk để tài trợ cho các dự án hạ tầng trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á rơi vào suy thoái lần đầu tiên sau hai thập kỷ. Chính phủ cũng đã quyết định dành 414.000 tỷ rupiah trong ngân sách nhà nước năm 2021 cho các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Cơ quan Kế hoạch phát triển quốc gia (Bappenas) ước tính rằng Indonesia sẽ cần đầu tư khoảng 429,7 tỷ USD, tương đương với 6,1% GDP, cho các dự án cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2020-2024. Tuy nhiên, các quan chức PUPR cho rằng ngân sách nhà nước chỉ đủ khả năng đài thọ 30% trong số đó.
Cũng phát biểu trong cuộc họp nội các này, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati nhấn mạnh rằng quản trị và trách nhiệm giải trình là điều cần thiết để đảm bảo sử dụng hợp lý các quỹ Sukuk, cũng như tránh tham nhũng.
Bà Sri Mulyani cho biết ngân sách nhà nước “đang chịu áp lực rất lớn” trong bối cảnh đại dịch vì vậy chính phủ cần nguồn tài chính sáng tạo như Sukuk. Indonesia sẽ trở thành một bên có ảnh hưởng lớn hơn trong lĩnh vực tài chính Hồi giáo toàn cầu khi khối lượng giao dịch tăng lên, đồng thời cho rằng việc phát hành Sukuk cũng sẽ giúp mở rộng các sản phẩm tài chính Hồi giáo.
Nhà phân tích Ramdhan Ario Maruto thuộc công ty chứng khoán Anugerah Sekuritas Indonesia đánh giá rằng Sukuk sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Indonesia cung cấp lợi suất cao hơn so với các nước ASEAN khác.
Tuy nhiên, ông Maruto cho rằng sự gia tăng số ca mắc COVID-19 trong những tuần gần đây là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư lo ngại và có thể hạn chế nhu cầu mua trái phiếu Hồi giáo. Do đó, chương trình tiêm chủng có vai trò rất quan trọng nhằm hỗ trợ thị trường tài chính quốc gia.
Tính đến ngày 20/1, Indonesia đã ghi nhận thêm hơn 12.500 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, nâng tổng số ca lây nhiễm tại quốc gia Đông Nam Á này lên gần 940.000 ca.
Chính phủ Indonesia đã đặt mua tổng cộng 426,8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong nỗ lực nhanh chóng chấm dứt đại dịch và hồi phục nền kinh tế. Phần lớn số vaccine này do công ty dược phẩm sinh học Sinovac Biotech của Trung Quốc cung cấp, và phần còn lại từ công ty Novavax của Mỹ.
Indonesia đặt mục tiêu tiêm phòng cho khoảng 181,5 triệu người để đạt được miễn dịch cộng đồng. Hôm 13/1, Indonesia đã khởi động chương trình tiêm chủng toàn quốc ngừa COVID-19 với sự tham gia của 8.796 cơ sở y tế./.
>>Kích thích tài khóa - Biện pháp tối ưu để Indonesia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Indonesia đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới
07:30' - 18/01/2021
Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia (KKP), ông Sakti Wahyu Trenggono đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài thêm 2 tuần
18:02' - 11/01/2021
Ngày 11/1, Chính phủ Indonesia quyết định kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài thêm 2 tuần trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Mexico: Dòng vốn FDI sụt giảm gần 12% vì COVID-19
09:22'
Thống kê cho thấy, tổng vốn FDI năm 2020 đổ vào Mexico đến từ 3.334 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 2.725 công ty có hợp đồng ủy thác và 10 nhà đầu tư pháp nhân nước ngoài.
-
Tài chính
Những quốc gia có mức lương tối thiểu thấp nhất thế giới
08:34' - 27/02/2021
Theo tạp chí trực tuyến The Monthly, Liban xếp trong số 10 quốc gia có mức lương tối thiểu thấp nhất thế giới sau sự sụt giảm mạnh của đồng nội tệ (LBP) so với đồng USD.
-
Tài chính
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ra sao trước loạt quy định mới?
08:15' - 26/02/2021
Hàng loạt các quy định mới liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ quý IV/2020 và đầu năm 2021 có thể khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp “co lại” trong ngắn hạn.
-
Tài chính
Ngăn chặn một số công ty vi phạm về hoàn thuế giá trị gia tăng
19:30' - 25/02/2021
Chiều 25/2, Tổng cục Thuế cho biết, vừa phát hiện và ngăn chặn kịp thời một số công ty (linh kiện, máy tính điện tử) có hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
-
Tài chính
Giải pháp nào tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm?
14:10' - 25/02/2021
Bộ Tài chính tiếp tục minh bạch hóa quy trình thanh quyết toán, quy định rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư, các đơn vị liên quan và cơ quan thanh toán trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
-
Tài chính
IMF cảnh báo dịch COVID-19 khiến nhiều nền kinh tế tụt hậu
07:49' - 25/02/2021
Cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 sẽ khiến nhiều nền kinh tế trên thế giới tụt hậu, đẩy người nghèo vào khó khăn hơn và vấn đề này sẽ trở nên tồi tệ do sự tiếp cận “thiếu công bằng” đối với vaccine.
-
Tài chính
Cục Thuế Cần Thơ phối hợp xử lý cán bộ thuế có biểu hiện vi phạm pháp luật
10:27' - 24/02/2021
Tổng Cục thuế cho biết, hiện Cục Thuế thành phố Cần Thơ tiếp tục phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Cần Thơ để điều tra làm rõ những vi phạm của một nguyên cán bộ ngành thuế.
-
Tài chính
Tín dụng hộ gia đình của Hàn Quốc đạt kỷ lục mới
08:53' - 24/02/2021
Theo BoK, tín dụng hộ gia đình của nước này đã đạt mức cao mới 1.726,1 nghìn tỷ won (1,6 nghìn tỷ USD) vào cuối tháng 12/2020.
-
Tài chính
Mỹ ưu tiên doanh nghiệp nhỏ trong chương trình bảo vệ tiền lương
07:41' - 23/02/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố những thay đổi chính sách với Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) để cung cấp khoản cứu trợ COVID cho các doanh nghiệp nhỏ nhất và các công ty của người thiểu số.