Indonesia muốn giành lại vị trí sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới
Phát biểu tại Hội thảo với chủ đề "Indonesia trong bản đồ cà phê thế giới: Cơ hội và triển vọng” do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (C-RiSSH), Đại học Jember (Đông Java, Indonesia) tổ chức ngày 5/9, Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ kiêm Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới quốc gia Indonesia, ông Bambang Brodjonegoro, cho biết nước này quyết tâm nâng cao năng suất cà phê để giành lại vị trí nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới.
Việc tăng sản lượng cà phê là một trong những chương trình kinh tế quốc gia, với các đồn điền cà phê quy mô nhỏ chiếm tới 96% tổng sản lượng cà phê của Indonesia.Do vậy, nếu năng suất cà phê được nâng cao hơn, thì cộng đồng, từ người nông dân đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực cà phê, sẽ cảm nhận được tác động tích cực từ điều này.
Sản lượng cà phê bình quân hàng năm của Indonesia đứng ở mức 600 nghìn tấn, với tổng diện tích trồng cà phê 1,3 triệu ha. Trong đó, 45% được tiêu thụ ở trong nước và phần còn lại được xuất khẩu.
Ông Bambang cho rằng tổng diện tích trồng cà phê của Indonesia lớn hơn của Việt Nam, nhưng Việt Nam có nhiều đòn bẩy hơn trong phát triển cà phê để vượt Indonesia.Vấn đề tiếp theo nằm ở giai đoạn sau thu hoạch, Bộ Nghiên cứu và Công nghệ thông qua Viện LIPI đã phát triển nhiều công nghệ phù hợp để hỗ trợ nông dân trồng cà phê, như chương trình sản xuất sản phẩm cà phê Aroma Kopi Sumba, từng đạt danh hiệu quán quân cà phê quốc gia năm 2017 và 2018.
Theo ông Irfan Anwar, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp và xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI), việc tăng năng suất cà phê cần được chính phủ quan tâm vì diện tích trồng cà phê của Indonesia vẫn lớn hơn của Việt Nam.Nếu Indonesia có diện tích 1,3 triệu ha, thì Việt Nam chỉ có 650 nghìn ha, nhưng năng suất trồng cà phê của Việt Nam vẫn vượt trội vì họ có thể sản xuất 2,3 tấn cà phê/ha, trong khi sản lượng của Indonesia chỉ đạt tối đa 700 kg/ha.
Nhờ vậy, Việt Nam đã vươn lên trở thành nhà sản xuất cà phê số hai thế giới, sau Brazil. Colombia và Indonesia lần lượt xếp ở vị trí thứ ba và thứ tư.
Ông Irfan Anwar cho rằng việc nâng cao năng suất của các đồn điền cà phê ở Indonesia cũng đang đối mặt với những trở ngại, giữa lúc đại dịch COVID-19 làm ngưng trệ hoạt động xuất khẩu cà phê, khiến nhiều khách sạn và quán cà phê phải đóng cửa, qua đó làm giá cà phê thế giới giảm 30%. Tuy nhiên, giá cà phê đặc sản, một trong những mặt hàng được ưa chuộng hàng đầu của Indonesia, vẫn tiếp tục tăng. Nếu năng suất cà phê được nâng cao, 2 triệu nông dân phụ thuộc vào ngành kinh doanh cà phê ở Indonesia sẽ được hưởng lợi./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục
07:15' - 05/09/2020
Số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KCS) cho thấy, lượng cà phê nhập khẩu vào nước này trong giai đoạn từ tháng 1-7/2020 đạt 90.355 tấn, tăng 5,37% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Hàng hoá
Giá cà phê Robusta leo lên mức cao nhất của một năm rưỡi qua
19:52' - 29/08/2020
Giá cà phê Robusta trong phiên 28/8 đã leo lên mức cao nhất của một năm rưỡi qua do triển vọng sản lượng cà phê thấp tại Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.