Indonesia với giải pháp chống ô nhiễm không khí
Theo báo Jakarta Post, chất lượng không khí của Indonesia đã xuống cấp nghiêm trọng, từ một trong những nơi sạch nhất thế giới trở thành một trong những nơi ô nhiễm nhất chỉ trong vòng hai thập kỷ qua.
Để nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm không khí, Ngày Môi trường Thế giới năm nay (5/6) đã tập trung phổ biến những nguyên nhân và giải pháp để chống lại tình trạng này. Trong các nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí ở nhiều quốc gia, sản xuất năng lượng là lý do hàng đầu.
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu và khí tự nhiên để sản xuất điện là thủ phạm chính phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và khí thải ô nhiễm không khí. Sản xuất và sử dụng năng lượng hóa thạch chiếm khoảng 2/3 lượng khí thải nhà kính do con người gây ra, làm giảm chất lượng không khí, gây biến đổi khí hậu và khiến các hiện tượng thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.
Năng lượng và điện đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực cuộc sống. Trong khi đó, việc dân số gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Câu hỏi lớn đặt ra là: Làm thế nào để chúng ta sống tốt hơn nhưng lại tác động đến môi trường ít hơn? Một trong những lĩnh vực quan trọng có thể xem xét là quá trình quản lý nước từ các thành phố công nghiệp đến các khu vực ngoại ô, nông thôn.
Nước và năng lượng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, điều đó có nghĩa là khi nhu cầu nước tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, việc sử dụng năng lượng dự kiến cũng sẽ tăng lên. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất trong việc hạn chế sử dụng năng lượng, Indonesia cần liên tục đổi mới, thiết kế các giải pháp và chiến lược nhằm cải thiện quy trình quản lý nước với hiệu quả cao hơn.Các ngành công nghiệp chiếm phần đáng kể trong tiêu thụ năng lượng. Trong đó, việc dẫn nước và xử lý nước trong suốt quá trình sản xuất tiêu thụ lượng năng lượng điện lớn, với máy bơm là phương tiện chính. Do đó, biện pháp ở đây là áp dụng công nghệ tiên tiến để giúp các máy bơm tiết kiệm năng lượng. Kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay mở ra nhiều cơ hội cho những mô hình kinh doanh bền vững hơn, cho phép các công ty sản xuất nhiều hơn với chi phí thấp hơn đồng thời tránh lãng phí tài nguyên không cần thiết như năng lượng và nước.Bên cạnh đó, một vấn đề khác là sử dụng năng lượng ở khu vực nông thôn. Các khu vực này tiêu tốn nhiều điện năng vì cần nguồn điện để vận chuyển nước đến các khu dân cư. Cùng với đó, những nơi chưa có điện lưới quốc gia, người dân thường phải sử dụng máy phát điện diesel làm nguồn cung cấp năng lượng chính. Họ phải trả chi phí cao và phụ thuộc nhiều vào giá dầu, tình trạng này làm gia tăng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và các chất ô nhiễm khác.Các hệ thống năng lượng tái tạo đã ngày càng được chứng minh là sự thay thế đáng tin cậy, hiệu quả và bền vững hơn với môi trường. Chẳng hạn, năng lượng Mặt Trời có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các trạm bơm nước ở những địa điểm xa. Với năng lượng cần thiết, các trạm bơm sau đó có thể lấy nước từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình và cộng đồng.Một trường hợp điển hình là ngôi làng Kahiyangan trên đảo Tomia của Indonesia, nơi đã vật lộn với tình trạng thiếu nước trong hơn 20 năm. Nguồn nước của ngôi làng này là một hang động cách đó 3km chỉ có thể tiếp cận bằng cách vượt qua các địa hình phức tạp và nguy hiểm. Với mức thu nhập thấp, dân làng nơi đây không thể mua được các hệ thống bơm nước truyền thống chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và cần có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng. Để giải quyết thách thức này, một hệ thống thủy lợi và hệ thống lọc chạy bằng năng lượng Mặt Trời đã được lắp đặt trong làng, với 144 tấm pin Mặt Trời. Với kỹ thuật chuyển đổi nguồn điện một chiều từ điện Mặt Trời thành nguồn điện xoay chiều cho hoạt động của máy bơm, hệ thống bơm nước đã hút 100.000 lít nước từ hang động đó mỗi ngày, cung cấp nước sạch cho khoảng 1.000 người dân trong khu vực.Hiện nay, nhiều quốc gia đã đưa ra nhiều chính sách và chương trình nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Theo đó, 82 trong số 193 quốc gia đã đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo, nhằm mục tiêu sản xuất sạch hơn, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và kiểm soát ô nhiễm./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Nguồn nước sản xuất nông nghiệp ô nhiễm nghiêm trọng
17:15' - 18/04/2019
Hiện nay nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp cũng như các biện pháp phi công trình để xử lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Trẻ em khu vực Nam Á ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ ô nhiễm không khí
19:39' - 03/04/2019
Ô nhiễm không khí sẽ khiến tuổi thọ của trẻ em ngày nay giảm trung bình 20 tháng, trong đó trẻ em ở khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
-
Xe & Công nghệ
Những thiết bị đắt khách "nhờ" ô nhiễm bụi mịn
12:04' - 06/03/2019
Tình trạng ô nhiễm bụi mịn gia tăng đang làm thay đổi xu hướng mua sắm các thiết bị gia dụng của người dân Hàn Quốc với việc ngày càng nhiều người chọn mua máy lọc không khí và máy sấy quần áo.
-
Đời sống
Trung Quốc đóng cửa hàng nghìn nhà máy gây ô nhiễm sông Dương Tử
15:13' - 04/03/2019
Nhằm bảo vệ sông Dương Tử dài nhất Trung Quốc, từ năm 2016 đên nay, giới chức chính quyền tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này, đã đóng cửa khoảng 3.000 nhà máy gây ô nhiễm nặng trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.