Intel lên kế hoạch đầu tư nhiều tỷ USD vào nhà máy tại Mỹ

17:47' - 09/02/2017
BNEWS Nhaf máy mới của Intel tại Arizona dự kiến sẽ sản xuất "các chip bán dẫn 7 nanometer tiên tiến nhất trên hành tinh" và tạo ra hơn 3.000 việc làm “công nghệ cao, lương cao”.
Intel dành 7 tỷ USD đầu tư ngược trở lại Mỹ thay vì lên kế hoạch phát triển tại nước ngoài. Ảnh: geektech.ie

Intel, "gã khổng lồ" trong lĩnh vực công nghệ của Mỹ, vừa thông báo kế hoạch đầu tư vào một nhà máy sản xuất chip điện tử trị giá 7 tỷ USD tại bang Arizona, ở Đông Nam nước Mỹ. Thông tin này được đưa ra trong một sư kiện có sự hiện diện của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Intel cho biết kế hoạch đầu tư kể trên là bản “cập nhật” của kế hoạch năm 2011, theo đó sẽ rót 5 tỷ USD vào nhà máy ở bang Arizona.

Một người phát ngôn của Intel ngày 8/2 cho biết kế hoạch ban đầu đã không được triển khai do thiếu nhu cầu, và động thái trên là một dự định đầu tư “mới” với số tiền lên tới 7 tỷ USD.

Theo Intel, nhà máy mới tại Arizona sẽ sản xuất "các chip bán dẫn 7 nanometer tiên tiến nhất trên hành tinh" và tạo ra hơn 3.000 việc làm “công nghệ cao, lương cao”.

Thông báo của Intel là một động thái mới nhất trong một loạt các loan báo về kế hoạch đầu tư tại Mỹ, kể từ khi Tổng thống Trump thúc ép các công ty và doanh nghiệp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ và đảo ngược xu hướng chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.

Phát biểu tại Nhà Trắng, Giám đốc điều hành Intel Brian Krzanich nói: "Intel rất tự hào khi phần lớn hoạt động sản xuất, cơ sở nghiên cứu và phát triển của Intel là ở Mỹ, trong khi 80% sản phẩm của Intel bán ra trên thị trường thế giới".

Kế hoạch mới của Intel được đưa ra bất chấp sự rạn nứt trong quan hệ giữa chính quyền Tổng thống Trump và ngành công nghệ cao về sắc lệnh từ Nhà Trắng cấm nhập cảnh đối với người tị nạn và cư dân từ bảy quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số.

Các công ty và doanh nghiệp công nghệ cho rằng lệnh cấm nhập cư sẽ tác động đến nỗ lực thuê và giữ chân nhân công có tay nghề cao từ khắp nơi trên thế giới, trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ cao ở Mỹ dựa nhiều vào các nhà khoa học và kỹ sư nước ngoài.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục