IPEF và những tác động đối với quan hệ Nhật-Trung
Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) đã được công bố hồi tháng 5/2022 trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới châu Á.
Trong số 13 nước tham gia, Nhật Bản là quốc gia duy nhất thông báo sẽ tham gia cả 4 trụ cột của IPEF. Điều này khiến giới chuyên gia đặt ra một loạt câu hỏi: Tại sao Nhật Bản lại kiên quyết ủng hộ sáng kiến này của Mỹ? Liệu động thái chủ động này của Nhật Bản có làm tổn hại mối quan hệ song phương mong manh giữa Nhật Bản và Trung Quốc? Liệu IPEF mới thành lập có làm gián đoạn quá trình hội nhập kinh tế khu vực đang diễn ra hay không?
Năm 2021, thương mại song phương Nhật Bản-Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong 10 năm là 391,4 tỷ USD, và có hơn 30.000 công ty Nhật Bản hiện hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Nhật Bản dường như đang nhiệt tình áp dụng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã khiến Trung Quốc khó chịu.
Có một sự thừa nhận rộng rãi ở Nhật Bản rằng hầu hết các nước châu Á-Thái Bình Dương nhận định IPEF - một thỏa thuận thương mại không hứa hẹn về khả năng tiếp cận thị trường Mỹ - là không đủ hấp dẫn để có tác động tức thì đến thương mại khu vực.
Tuy nhiên, những tiếng nói chủ đạo từ bên trong chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng nước này nên tích cực tham gia IPEF với hy vọng thỏa thuận này sẽ là "bàn đạp" để Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). IPEF cũng sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác kinh tế Mỹ-Nhật.
Nhật Bản nhanh chóng gia nhập liên minh do Mỹ dẫn dắt để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào tháng 2/2022. Quyết định của Nhật Bản được cho là do những quan ngại về an ninh trong nước khi phải đối mặt với Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc chỉ trích chính sách của Nhật Bản, nhưng nước này đã đưa ra những yêu cầu tương đối hợp lý đối với "xứ hoa anh đào". Thay vì yêu cầu Nhật Bản thay đổi đáng kể chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản cân bằng tốt hơn mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, và phát triển thương mại song phương.
Trái ngược với những lo ngại phổ biến rằng IPEF sẽ dẫn đến sự tách rời của các nền kinh tế châu Á, chủ nghĩa kinh tế khu vực sẽ tiếp tục đạt được động lực ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi IPEF là một khuôn khổ thương mại để nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế của Mỹ, thì Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lại được cả Nhật Bản và Trung Quốc ủng hộ.
Sự ra mắt của IPEF kể từ đó đã thúc đẩy Trung Quốc dành nhiều nguồn lực ngoại giao hơn cho RCEP. Mặc dù IPEF có thể chỉ có tác dụng hạn chế đối với việc kiềm chế Trung Quốc, nhưng chính sách "Không COVID" và những "tai ương" kinh tế đã làm xói mòn đáng kể niềm tin kinh doanh của toàn cầu đối với nước này.
Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy 14% các công ty Nhật Bản hoạt động tại Thượng Hải đang tìm cách "giảm hoặc hoãn" các khoản đầu tư trong tương lai vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tâm lý này tương đối "ôn hòa" so với kết quả của một cuộc khảo sát khác của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu, trong đó cho thấy chính sách "Trung Quốc+1" - tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc bằng cách đa dạng hóa sang các nước khác - được các công ty Nhật Bản theo đuổi từ lâu sẽ tăng tốc.
Nhiều người tin rằng thành công của IPEF phụ thuộc vào các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - nhưng trên thực tế, điều này phụ thuộc vào Trung Quốc, nền kinh tế và chính sách đối ngoại của nước này.
Sự ủng hộ của Nhật Bản đối với IPEF sẽ giúp thỏa thuận này có được sức hút ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng sẽ không ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ lâu đời Nhật Bản-Trung Quốc./.
- Từ khóa :
- ipef
- trung quốc
- quan hệ trung quốc nhật bản
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
IPEF: Câu hỏi về khả năng tiếp cận thị trường còn bỏ ngỏ
05:30' - 04/07/2022
Nhiều câu hỏi về khả năng của Mỹ trong việc khuyến khích hợp tác kinh tế khu vực chặt chẽ hơn thông qua Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF).
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ lên kế hoạch triển khai các cuộc thảo luận về IPEF
12:44' - 07/06/2022
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai ngày 6/6 cho biết nước này đang lên kế hoạch triển khai các cuộc thảo luận về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF).
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của Nhật Bản trong việc khởi động sáng kiến IPEF
06:30' - 26/05/2022
Nhật Bản đồng hành với Mỹ trong hơn nửa năm để cụ thể hóa sáng kiến IPEF. Một nhân vật có quan hệ trong chính phủ nói rằng ý tưởng về IPEF đã được thông tin từ Chính phủ Mỹ đề cập vào mùa Hè năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị cấp Bộ trưởng về IPEF: Các nước cụ thể hóa nội hàm hợp tác
16:02' - 24/05/2022
IPEF là khuôn khổ hợp tác kinh tế với cách tiếp cận mới, mở, linh hoạt và bao trùm, gồm nhiều nội dung được nhiều quốc gia quan tâm như chuỗi cung ứng, phi cacbon hoá, chuyển đổi số, cơ sở hạ tầng
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Bước tiến trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
06:30'
Tờ The Conversation (Australia) mới đây đã đăng bài phân tích về kết quả đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29).
-
Phân tích - Dự báo
ASEAN và nỗ lực chống ô nhiễm nhựa
05:30'
Từ sản xuất đến xử lý, nhựa là một trong những ngành công nghiệp thải nhiều carbon nhất hành tinh, với lượng khí thải carbon tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 30 năm.
-
Phân tích - Dự báo
Lực đẩy mới giúp thị trường bất động sản Trung Quốc "hồi sinh"
05:30' - 02/12/2024
Bắt đầu từ ngày 1/12/2024, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc sẽ bãi bỏ các tiêu chuẩn đối với nhà ở thông thường và nhà ở cao cấp.
-
Phân tích - Dự báo
Hướng đi bền vững cho thị trường vốn châu Á
06:30' - 01/12/2024
Theo tờ The Straits Times, châu Á đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn, khi chuyển sang mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và Singapore có thể giúp thu hẹp khoảng cách này.
-
Phân tích - Dự báo
Nước Mỹ và tham vọng trở thành “siêu cường bitcoin của thế giới”
05:30' - 01/12/2024
Tại một hội nghị về bitcoin hồi mùa Hè vừa qua, ông Trump đã hứa sẽ thiết lập kho dự trữ chiến lược bitcoin sau khi đắc cử và xây dựng Mỹ thành “siêu cường bitcoin của thế giới”.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
06:30' - 30/11/2024
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Indonesia là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của khủng hoảng kinh tế Đức đối với tam giác công nghiệp châu Âu
05:30' - 30/11/2024
Nước Đức thời kỳ hậu Thủ tướng Angela Merkel đang gặp nhiều khó khăn và sẽ sớm phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hai quốc gia láng giềng Pháp và Italy.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai thị trường tài chính Mỹ: Lợi ích đi kèm rủi ro
06:30' - 29/11/2024
Do cách tiếp cận chính trị và kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump rất phi truyền thống, thị trường đang cố hấp thụ những khả năng có thể xảy ra từ quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30' - 29/11/2024
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.