IPO Lọc hoá dầu Bình Sơn: Lý do nào hấp dẫn các tập đoàn năng lượng quốc tế ?
Với những tiềm năng phát triển dài hạn cũng như cơ hội “đặt chân” thực sự vào thị trường xăng dầu Việt Nam, nhiều tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới đang muốn sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu của Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) khi doanh nghiệp này bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 17/1 tới đây.
Tại hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào BSR chiều 5/1 tại Hà Nội, ông Darrell Ec, đại diện Tập đoàn năng lượng Vitol Asian Pte với lịch sử 50 năm phát triển cho biết, hiện Vitol đang quan tâm tới thị trường lọc hoá dầu tại Việt Nam bởi đây là thị trường có tiềm năng phát triển lớn. Theo đánh giá của Vitol, Việt Nam sẽ có nhiều nhà máy lọc hoá dầu trong tương lai nhưng với tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của Việt Nam ở mức cao như hiện nay thì việc đầu tư vào các nhà máy lọc dầu như Bình Sơn sẽ là cơ hội tốt để các công ty nước ngoài mở rộng phạm vi hoạt động tại thị trường xăng dầu Việt Nam cũng như tham gia sâu vào lĩnh vực dầu khí nhiều tiềm năng. Vì vậy, Vitol Asian Pte mong muốn là nhà đầu tư chiến lược của BSR để có cơ hội thực sự tham gia vào thị trường xăng dầu Việt Nam, ông Darell nhấn mạnh. Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thanh Phượng, đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn năng lượng SNT (Hoa Kỳ) cho biết: Với kinh nghiệm về lọc dầu, thăm dò khai thác dầu khí và thương mại dầu khí lâu đời trên thế giới, SNT đã cân nhắc giữa cơ hội và rủi ro để quyết định sẽ mua tới 49% cổ phần của BSR. Theo bà Phượng, với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của BSR hiện nay và tiềm năng phát triển dài hạn trong tương lai của BSR sau khi mở rộng nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, SNT nhìn thấy cơ hội tốt để tham gia vào những khâu có lợi nhuận tốt nhưng vẫn chưa được khai thác tốt tại BSR. Hiện BSR mới phát triển tốt ở khâu sản phẩm lọc dầu trong khi khâu hoá dầu lại chưa phát triển tương ứng. Vì vậy, lợi nhuận của sản phẩm hoá dầu mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 2% trong tổng lợi nhuận của BSR. Số lợi nhuận này hoàn toàn có thể nâng lên mức 30 - 40% nếu các tập đoàn năng lượng thế giới như SNT trở thành đối tác chiến lược của BSR, bà Phượng nhấn mạnh. Cũng theo bà Phượng, nếu mua được 49% cổ phần của BSR thì đây cũng sẽ là cơ hội tăng trưởng lợi nhuận lớn cho SNT bởi việc sở hữu một nhà máy lọc dầu sẽ giúp cho doanh nghiệp thương mại như STN có thể mua được nguồn dầu thô rẻ hơn rất nhiều so với một công ty không sở hữu nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, với triển vọng tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững của Việt Nam trong những năm tới đây, SNT thực sự muốn đầu tư lâu dài vào lĩnh vực dầu khí và các sản phẩm lọc hoá dầu tại Việt Nam, bà Phượng chia sẻ. Lý giải về sự hấp dẫn của cổ phiếu BSR với các nhà đầu tư nước lớn, chuyên gia tài chính cao cấp Ngân hàng Vietbank Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Tỷ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của BSR tăng từ 14% năm 2014 lên hơn 21% năm 2017. Bên cạnh đó, chỉ số thanh toán ngắn hạn tức thời của BSR với tỷ lệ 0,7/1 (năm 2014) đã xuống 0,9/1 (năm 2016). Hai chỉ số quan trọng này cho thấy BSR đủ tiền mặt để trang trải các chi phí, cùng đó là các tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn đều ở mức thanh khoản cao. Tại Hội thảo, Tổng Giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết, hiện dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật tổng thể, đang chuẩn bị lựa chọn nhà thầu EPC. Sau khi dự án hoàn thành vào cuối năm 2021, công suất lọc dầu Dung Quất sẽ tăng từ 6,5 triệu tấn dầu thô/năm hiện nay lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng tới 60% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Đặc biệt, với công nghệ của dự án có thể chế biến tới 300 loại dầu thô so với 15 loại như hiện nay. Như vậy, giá sản phẩm Dung Quất sẽ rất cạnh tranh nhờ sử dụng được rộng rãi nguồn dầu thô giá rẻ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong báo cáo phân tích về cơ hội đầu tư vào BSR của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), những rủi ro đối với nhà đầu tư cũng đã được chỉ ra. Theo BSC, cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng khi Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn chính thức có sản phẩm thương mại bởi công suất của Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn là 10 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương với 50% nhu cầu hiện tại cả nước. Ngoài ra, Lọc dầu Nghi Sơn còn có hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong thời gian dài. Thêm vào đó, chi phí đầu tư cho Lọc dầu Dung Quất hoàn thành mở rộng nâng cấp nhà máy lên tới 1,8 tỷ USD thì chi phí khấu hao hàng năm lên tới 4.200 tỷ đồng cũng là con số mà các nhà đầu tư vào Dung Quất cần cân nhắc. Một rủi ro khác chính là rủi ro về tỷ giá bởi giá nguyên liệu đầu vào là dầu thô, giá bán sản phẩm đầu ra của BSR đều neo theo tỷ giá USD trong khi kết quả kinh doanh của BSR lại được tính bằng tiền VND. Ngoài ra, phân tích của BSC cũng cho thấy việc BSR đầu tư hơn 65%, tương đương với 742 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung trong khi Công ty này đang trong tình trạng thua lỗ cũng chính là rủi ro mà nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng. Theo Quyết định 1978/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa BSR, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ chỉ nắm giữ 43% vốn điều lệ của BSR; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp chiếm 0,21% vốn điều lệ. Có 241.556.969 cổ phần sẽ được bán đấu giá công khai, chiếm 7,79% vốn điều lệ; 1.519.244.812 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 49% vốn điều lệ. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ theo quy định. Năm 2017, BSR chiếm 16% doanh thu toàn PVN. Nộp ngân sách Nhà nước chiếm 10% PVN. Đặc biệt, BSR đóng góp 33% lợi nhuận toàn PVN. Theo tính toán của BSR, một người lao động trong công ty một năm làm ra trên 50 tỷ đồng doanh thu, trên 5 tỷ đồng lợi nhuận và nộp ngân sách gần 7 tỷ đồng, sản xuất 4.000 tấn sản phẩm./.>>> Lọc hóa dầu Bình Sơn đưa ra nhiều giải pháp tiết kiệm cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Định giá 3,2 tỷ USD, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn tự tin cổ phần hóa
14:34' - 01/06/2017
Theo Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Bộ Công Thương đã chính thức có quyết định về việc xác định giá trị BSR, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.
-
Chuyển động DN
IPO Lọc hoá dầu Bình Sơn: Hấp dẫn nhưng "kén" nhà đầu tư
16:52' - 11/05/2017
Việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của BRS - đơn vị đang vận hành, quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào quý III/2017 tới đây đang được nhìn nhận là thương vụ hấp dẫn nhưng “kén” nhà đầu tư.
-
Chuyển động DN
Lọc hóa dầu Bình Sơn hoàn thành chỉ tiêu sản lượng năm 2016.
17:09' - 14/11/2016
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn thông báo hoàn thành chỉ tiêu sản lượng 5,8 triệu tấn sản phẩm các loại, về đích sớm 52 ngày so với kế hoạch năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Số phận thương vụ Nippon Steel mua US Steel sắp được định đoạt
18:10'
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thời hạn đến đầu tháng 6 để đưa ra quyết định về đề xuất mua lại U.S. Steel của tập đoàn thép Nippon Steel.
-
Chuyển động DN
Phú Thọ hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
18:03'
Theo Sở Công Thương Phú Thọ, việc giải phóng mặt bằng cho dự án đang được tích cực triển khai, tuy nhiên gặp một số khó khăn như các huyện chưa phê duyệt giá đất cụ thể.
-
Chuyển động DN
EVN thúc đẩy hợp tác với các nước về phát triển năng lượng
15:05'
Tập đoàn GCL khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược và mong muốn tham gia phát triển các dự án năng lượng sạch, đồng thời bày tỏ kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ từ EVN.
-
Chuyển động DN
Bảo vệ thi công Dự án Đường dây 110kV Bá Thiện - Khai Quang
14:52'
Việc tổ chức bảo vệ thi công nhằm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, xây dựng và các quy định liên quan đến thi công, bảo vệ công trình nhà nước.
-
Chuyển động DN
Số hoá dịch vụ điện năng để nâng cao năng suất lao động
15:42' - 21/05/2025
Điện lực Lý Nhân xác định số hoá dịch vụ điện năng là nhiệm vụ mang tính cấp thiết, vừa cải thiện chất lượng phục vụ, tăng tính trải nghiệm lẫn quyền lợi cho khách hàng.
-
Chuyển động DN
Dự án sữa TH tại Nga: Từ ly sữa thắm tình hữu nghị đến biểu tượng ngoại giao nhân dân
15:40' - 21/05/2025
Dự án sữa TH tại Kaluga và các vùng khác của Liên bang Nga đã mang tới nhiều tác động tích cực cho kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân địa phương.
-
Chuyển động DN
EVN kiến nghị 4 tỉnh bàn giao toàn bộ mặt bằng hành lang tuyến đường dây Lào Cai - Vĩnh Yên trước ngày 25/5
15:38' - 21/05/2025
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Hồng Phương kiến nghị 4 tỉnh bàn giao toàn bộ mặt bằng hành lang tuyến đường dây Lào Cai - Vĩnh Yên trước ngày 25/5.
-
Chuyển động DN
Apple công bố lịch trình sự kiện công nghệ lớn nhất cho cộng đồng lập trình viên
14:08' - 21/05/2025
Sự kiện quan trọng nhất – Keynote – sẽ diễn ra vào ngày 9/6 và được phát trực tuyến trên apple.com, ứng dụng Apple TV và kênh YouTube chính thức của Apple.
-
Chuyển động DN
Google công bố loạt nâng cấp quan trọng cho các công cụ và ứng dụng AI
11:10' - 21/05/2025
Google đã công bố một loạt cập nhật quan trọng cho các dự án trí tuệ nhân tạo (AI) của mình, trong đó nổi bật là mô hình Gemini với định vị trở thành một trợ lý phổ quát.