Iran khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân
Theo kênh truyền hình Press TV của Iran, phát biểu tại Rome (Italy), ông Salehi cho biết Tehran đã nhiều lần nhấn mạnh rằng thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức), được biết đến là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), là không thể thương lượng lại.
Đề cập đến việc một số quan chức chính quyền Mỹ "cứ khăng khăng đòi" đàm phán lại JCPOA hoặc sẽ rút khỏi thỏa thuận này, ông Salehi cho hay một số người muốn JCPOA phải được đàm phán lại về phương diện kỹ thuật, song ông nhấn mạnh lại rằng không thể thương lượng lại.
Theo người đứng đầu AEOI, nếu Mỹ rời khỏi JCPOA, và những nước khác cũng "nối gót" hành động như vậy, JCPOA chắc chắn sẽ đổ vỡ, nhưng nếu chỉ có Mỹ làm thế, ủy ban giám sát việc thực thi JCPOA nên có quyết định về vấn đề này. Nếu thỏa thuận đổ vỡ, Iran sẽ đưa ra công nghệ hạt nhân tiên tiến hơn so với thời kỳ trước khi có thỏa thuận này.
Trước đó, ngày 18/9, ông Salehi đã cáo buộc Mỹ tìm cách phá hoại thỏa thuận bước ngoặt vào năm 2015 đạt được giữa Tehran và các cường quốc. Phát biểu tại một cuộc họp ở trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên hợp quốc (LHQ) đặt tại Vienna, Áo, ông Salehi cho rằng chính quyền Washington có thái độ thù địch công khai cũng như áp dụng những biện pháp và chính sách cản trở nhằm mục đích phá hoại thỏa thuận hạt nhân. Ông Salehi nhấn mạnh những điều này là trái với nội dung và tinh thần của thỏa thuận này.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng đã từng tuyên bố "không thể đàm phán lại" thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và Nhóm P5+1. Ông Zarif đã cảnh báo rằng Tehran sẽ chỉ tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân này nếu các bên khác đảm bảo những cam kết theo thỏa thuận.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 19/9 đã cảnh báo rằng Mỹ sẽ đánh mất sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế nếu Washington từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
JCPOA được ký hồi tháng 7/2015 sau nhiều năm quan hệ căng thẳng giữa Iran và phương Tây, theo đó Tehran hạn chế các hoạt động làm giàu urani để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế.
Sau khi lên nắm quyền vào tháng 1/2017, tức một năm sau khi JCPOA có hiệu lực, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tìm các lý do để đơn phương rút hoặc hủy bỏ thỏa thuận này. Trong khi đó, tất cả các bên tham gia ký kết JCPOA, ngoại trừ Mỹ, đều nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân Iran cần phải được duy trì./.
- Từ khóa :
- iran
- thỏa thuận hạt nhân iran
- mỹ
- donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Iran không giữ "tinh thần" thỏa thuận hạt nhân
08:01' - 06/10/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Iran đã không hành động để duy trì một thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
07:37' - 06/10/2017
Động thái này sẽ đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình có thể trên thực tế dẫn đến việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Iran lên án Tổng thống Mỹ thông tin sai về việc phóng tên lửa đạn đạo
08:31' - 28/09/2017
Ngày 27/9, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã lên án Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tuyên bố sai sự thật về việc Iran phóng tên lửa đạn đạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.