Iran: Nguyên nhân và những tác động của sự sụt giá đồng rial (Phần 1)
Đồng nội tệ của Iran, đồng rial, đã mất 2/3 giá trị trong 6 tháng qua, đặc biệt là sau khi Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 5/2018.
Ở Washington, việc đồng rial sụt giảm được nhìn nhận một cách rộng rãi là hậu quả của các biện pháp trừng phạt của Mỹ và là dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ kinh tế có thể khiến chế độ Iran suy yếu. Mặc dù khẳng định thứ nhất nhìn chung là đúng, nhưng nó đã bị cường điệu hóa, và khẳng định thứ hai lại dựa trên các giả định sai lầm.
Một sự hiểu biết đúng đắn về các nhân tố vốn làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoàng này cho thấy những khó khăn trầm trọng của nước này có thể giảm bớt hoặc biến mất khi Iran thích nghi với tình hình mới. Cần phải hiểu thị trường ngoại hối của Iran trong bối cảnh riêng của nước này để tránh sai sót phổ biến là đánh đồng sự sụt giảm của đồng rial trên thị trường tự do với sự sụp đổ kinh tế.
Trong những tháng sau khi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1/2016, có sự lạc quan rất lớn ở Tehran. Các nhà điều hành châu Âu có mặt khắp các khách sạn 5 sao để tìm kiếm các cơ hội đầu tư, và dịch vụ taxi sân bay đã nâng cấp đội xe của họ để phù hợp hơn với các khách hàng nước ngoài của mình.
Trong năm tài khóa 2016-2017 (3/2016-3/2017) của Iran, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 12,5%, ngay cả khi một số biện pháp trừng phạt của Mỹ vẫn còn hiệu lực.
Nhưng đến giữa năm 2017, điều ngày càng trở nên rõ ràng là JCPOA ở trong tình trạng “nguy kịch” và Iran sẽ không đàm phán lại thỏa thuận này. Bóng ma của các biện pháp trừng phạt đã lấy đi triển vọng của nền kinh tế.
Thậm chí trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố từ bỏ JCPOA, các nhà điều hành phương Tây đã bắt đầu gói ghém đồ đạc của họ. Đối với các công ty quốc tế lớn, rủi ro của việc mất quyền tiếp cận các thị trường của Mỹ lớn hơn nhiều so với những khoản lợi nhuận không chắc chắn ở Iran.
Tổng vốn cố định sụt giảm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chậm lại, hoạt động sản xuất suy yếu và các khu vực khác dậm chân tại chỗ. Trường hợp ngoại lệ là sản lượng dầu mỏ đã tăng lên vào thời điểm khi mà người mua vội vàng chớp lấy chuyến dầu mỏ Iran cuối cùng trước khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến khu vực dầu mỏ vào tháng 11.
Trong khi một cú sốc kinh tế tiêu cực từ việc áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ là điều không thể tránh khỏi, một vài sai lầm về chính sách đã khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng thêm. Điều rõ ràng nhất trong số này là quyết định duy trì tỷ giá hối đoái không đổi trong 6 năm qua, từ năm 2012 đến 2018, trong thời gian này giá cả của Iran cao gần gấp đôi so với các đối tác thương mại của họ.
Điều này dẫn đến việc tiền tệ của Iran bị định giá cao hơn 100%, gây tổn hại đến hàng xuất khẩu và việc làm không thuộc ngành dầu mỏ. Việc định giá cao quá mức là điều bình thường ở các nền kinh tế xuất khẩu dầu mỏ như Iran.
Thường thì cần một cú sốc bên ngoài để điều chỉnh tỷ giá hối đoái có lợi cho các nhà xuất khẩu, như các biện pháp trừng phạt đã thể hiện vào năm 2012 (khi đồng rial sụt giá 200%) và giờ đây chúng đang làm vậy một lần nữa.
Chính phủ Iran đã mắc phải sai lầm thứ hai khi công khai đánh giá thấp mối đe dọa của các biện pháp trừng phạt và tác động của chúng đối với đồng rial.
Thay vì đảm bảo với các nhà đầu tư rằng chính phủ nhận thức được vấn đề và có các kế hoạch đối phó với những hậu quả kinh tế của nó, thì các quan chức lại gọi việc đồng rial sụt giá là “bong bóng” do các nhân vật mờ ám ở trong và ngoài Iran gây ra và hướng sự chú ý đến thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối dư dả của Iran.
Những đảm bảo này là không đáng tin cậy đối với người dân Iran, vốn bị mất các khoản tiết kiệm của họ trong cuộc khủng hoảng năm 2012, khi mà theo sau sự phủ nhận của chính phủ là việc đồng rial đã sụt giá 200%.
Vào tháng 4/2018, chính quyền Rouhani cố định giá trị đồng rial ở mức 42.000 rial/USD, chỉ giảm 10%, và đóng cửa toàn bộ thị trường ngoại hối, buộc những người giao dịch phải tìm đến chợ đen.
Đây cũng là một sai lầm. Điều trớ trêu là các biện pháp trừng phạt của Mỹ đến tháng 8/2018 mới chính thức có hiệu lực mà chỉ trong một vài tháng, Chính phủ Iran đã phá hoại ngoại thương của nước này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Tài chính Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mạng lưới tài chính lớn của Iran
06:53' - 17/10/2018
Ngày 16/10, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt trừng phạt một mạng lưới gồm ít nhất 20 tập đoàn và tổ chức tài chính lớn đã hỗ trợ lực lượng bán quân sự Iran tuyển mộ và huấn luyện trẻ em đầu quân cho IRGC.
-
Kinh tế Thế giới
Iran: Việc Mỹ hối thúc OPEC giảm giá dầu đã gây xáo trộn thị trường dầu mỏ
20:23' - 16/10/2018
Các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt chống Iran là căn nguyên dẫn tới sự xáo trộn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng do xuất khẩu dầu của Iran sụt giảm
08:48' - 10/10/2018
Các nhà sản xuất tại vùng vịnh Mexico ngày 9/10 đã cắt giảm khoảng 40% hoạt động sản xuất do bão Michael đã tiến gần bờ biển Florida.
-
Kinh tế Thế giới
Iran ứng phó trước các lệnh trừng phạt của Mỹ
05:30' - 08/10/2018
Iran đang đối mặt với nguy cơ kim ngạch xuất khẩu dầu sụt giảm mạnh, nhưng bằng những kinh nghiệm “lách luật” của mình, Tehran có thể hạn chế được tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Iran và Syria sẽ mở rộng hợp tác kinh tế
08:03' - 07/10/2018
Iran và Syria mong muốn mở rộng hợp tác kinh tế, xứng tầm với mối quan hệ hợp tác truyền thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này