Israel: Nơi sa mạc nở hoa
Tuy nhiên, bất chấp những thực tế đó, Israel đã từng bước vượt qua cuộc khủng hoảng nước một cách ngoạn mục và dần trở thành quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới.
Yossi Yaacoby, Giám đốc điều hành của Mekorot, một công ty vận chuyển nước quốc gia của Israel, cho biết do tình trạng biến đổi khí hậu, mùa mưa trong giai đoạn từ tháng Mười đến tháng Ba ở Israel đã giảm mạnh, khiến tình trạng thiếu hụt nước trở nên trầm trọng hơn.Trong khi mực nước ở khu vực phía Bắc trở nên khan hiếm thì mực nước ở vùng Biển hồ Galilee cũng ghi nhận mức thấp nhất trong lịch sử. Và đó là lý do khiến người dân Israel hiểu rằng họ không thể phụ thuộc vào những cơn mưa để phục vụ ngành nông nghiệp đất nước.
* Biến đại dương thành nguồn nước ngọtChắc hẳn những ai đã từng tìm hiểu về nền nông nghiệp Israel đều biết đến nhà máy khử mặn nước biển lớn nhất thế giới Sorek. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013, Sorek được vận hành bởi tập đoàn IDE Technologies tiên phong trong lĩnh vực xử lý nước của Israel. Nhà máy tự động Sorek có diện tích 100.000 m2 và có thể sản xuất 624.000 m3 nước mỗi ngày – tương đương 20% lượng nước tiêu thụ nội địa.Nhà máy sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis), là công nghệ sử dụng áp lực nén của máy bơm cao áp nhằm tạo ra một dòng chảy mạnh để đẩy nước mặn đi qua một màng lọc có các lỗ siêu nhỏ (khoảng 0,0001 micromet) và tạo ra nước ngọt.
Đây là công nghệ được cho là tiên tiến và hiệu quả trong lĩnh vực khử mặn hiện nay, cứ khoảng 2 m3 nước biển sẽ thu được 1 m3 nước ngọt.
Sau quá trình khử muối, nước ngọt sẽ được phân phối, kiểm tra chất lượng (sau khi các khoáng chất thiết yếu đã được bổ sung lại) cho 57 công trình cấp nước của thành phố trên khắp Israel. Tại đây, 1 m3 nước có giá khoảng 55 xu Mỹ, một mức giá được coi là khá hợp lý so với con số 3 USD/m3 ở một số quốc gia khác.Bên cạnh khả năng sản xuất nước ngọt với công suất cao và chi phí thấp, IDE còn phát triển các công nghệ độc quyền để giảm thiểu những tác động của quá trình khử mặn đối với môi trường. Việc sử dụng hóa chất có thể gây ra vấn đề môi trường khi nước muối được thải trở lại biển.Tuy nhiên, IDE đã sử dụng các bộ lọc sinh học để loại bỏ các vi khuẩn, phù sa, tảo và những chất thải rắn khác. Bên cạnh đó, để tránh làm hại những sinh vật biển nhỏ bé vô tình bị hút vào từ đại dương, IDE đã xây dựng các bể nuôi vườn ươm để những sinh vật này có thể trú ngụ cho đến khi chúng quay trở lại môi trường sống của mình.
* Biến chất thải thành “vàng”Nằm ở thành phố Rishon Letsion, cách Tel Aviv khoảng 10 km về phía Nam, Shafdan là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Israel.Hiện nay, quốc gia Trung Đông này đang tái chế khoảng 80-90% lượng nước, nhiều hơn so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Một phần nước sau khi được tái chế có chất lượng gần như có thể uống sẽ được bơm đến các trang trại ở sa mạc Negev, phía Nam Israel.
Shafdan sử dụng các bộ lọc sinh học và cơ học để xử lý tất cả nước thải từ vùng Dan (Greater Tel Aviv), nơi có khoảng 250.000 đến 300.000 người sinh sống. Mỗi ngày, nhà máy với công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới tiếp nhận khoảng 470.000 m3 nước thải và có thể cung cấp đến 140 triệu m3 nước sạch cho các trang trại của Israel mỗi năm.Giống như việc khử muối, tái chế nước thải là hoạt động rất tốn năng lượng. Tuy nhiên, trong hai năm qua, nhà máy Shafdan đã phát triển công nghệ tạo khí sinh học từ bùn để cung cấp đến 90% nhu cầu năng lượng. Giám đốc điều hành của Mekorot Yaacoby cho biết: “Chúng tôi không còn coi bùn là chất thải nữa, bởi đây là nguồn tài nguyên dồi dào để tạo ra năng lượng, nhựa sinh học và phân bón”. * "Gieo hạt" trên các đám mâyĐối mặt với tình trạng hạn hán ngày càng phổ biến do lượng mưa hạn chế, Israel đã tìm ra biện pháp giảm nhẹ tác động bằng cách tạo ra mưa nhân tạo dựa trên phương pháp gieo mây (cloud seeding). “Hạt giống đám mây là một công nghệ độc đáo mà chúng tôi đã phát triển nhằm tối đa hóa các hồ chứa nước của Israel”, Amit Lang - Giám đốc điều hành mảng phụ trách dự án nước của Mekorot là EMS Mekorot cho biết.Theo chuyên gia này, ngày nay, Israel đã đi tiên phong với khả năng giữ lại đến 96% lượng nước mưa chảy xuống trong khu vực. Với công nghệ gieo hạt trên đám mây, Tel Aviv hy vọng có thể tiếp tục làm tăng lượng nước được giữ lại để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Cùng với đó, Israel cũng là quốc gia có tỷ lệ nước sạch bị rò rỉ trước khi được cung cấp đến khách hàng thấp nhất, khoảng 7-8% so với mức trung bình 30% ở các quốc gia khác. Điều này một phần là nhờ hạ tầng phân phối nước của Israel còn khá mới và không chịu sự biến động nhiệt độ khắc nghiệt có thể làm vỡ các đường ống.* Lối thoát lâu dàiOded Distel, Giám đốc mảng công nghệ nước của Israel NewTech thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp, cho biết, mặc dù các bí quyết và công nghệ của Israel đã gây được tiếng vang trên toàn thế giới, việc tiết kiệm nguồn nước và nhận thức của người dân là rất quan trọng để đảm bảo rằng quốc gia Trung Đông sẽ tiếp tục được tiếp cận nguồn nước đầy đủ với giá phải chăng trong tương lai. Chuyên gia này cho rằng quá trình đô thị hóa, tình trạng gia tăng dân số và biến đổi khí hậu ở nhiều nơi đang làm quá tải hạ tầng nước toàn cầu. Theo đó, thế hệ sắp tới sẽ chỉ có đủ lượng nước phục vụ nhu cầu sử dụng nếu các quốc gia ngừng những hoạt động lãng phí như tưới lũ, tăng cường kiểm soát rò rỉ và khuyến khích việc tiết kiệm nước bằng cách tính phí cho lượng tiêu dùng thực tế.Có một thực tế là người dân luôn mong đợi được lấy nước miễn phí và đó là trở ngại lớn đối với việc xây dựng các hệ thống bền vững./.- Từ khóa :
- nông nghiệp israel
- israel
- khủng hoảng nước
- hạn mặn
Tin liên quan
-
Hàng hoá
EVFTA: Cơ hội ngành nông nghiệp tham gia sâu chuỗi giá trị toàn cầu
09:15' - 17/03/2020
EVFTA và EVIPA đã chính thức được ký kết. Thuế suất sẽ giảm mạnh với nhiều mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội để cơ cấu chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
09:35' - 16/03/2020
Xung đột thương mại, biến đổi khí hậu, dịch bệnh đang tác động trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nhưng đây là cơ hội để tiếp tục cơ cấu chuỗi giá trị, đổi mới mô hình tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nông nghiệp: Tái cơ cấu để thích ứng
07:52' - 16/03/2020
Mùa khô năm 2019 - 2020, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016 (năm kỷ lục) ở mức độ gay gắt hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Israel phát triển vaccine phòng chống COVID-19
13:56' - 09/03/2020
Ngày 8/3, Đại học Bar Ilan (BIU) cho biết các nhà nghiên cứu của Israel đang phát triển một loại vaccine phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu khí đốt sang Ai Cập đưa Israel thành cường quốc năng lượng
09:32' - 20/01/2020
Ngày 19/1, tại cuộc họp nội các hàng tuần, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Ai Cập bắt đầu ngày 15/1 đưa Israel thành một cường quốc năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).